Những ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức về sức khỏe của người tiêu dùng. Xu hướng thực phẩm năm 2022 được dự đoán có ba điểm nhấn chính: Gia tăng nhóm thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch; Chế độ ăn uống giúp chăm sóc sức khỏe đường ruột; và Sự bùng nổ trong hương vị.
Food Synergy – Sức mạnh tổng hợp đến từ thực phẩm giúp xây dựng hệ miễn dịch
Trên thực tế, không phải tất cả các vi chất dinh dưỡng đều được cơ thể tiêu thụ và hấp thu đầy đủ. Food synergy (tạm dịch: sức mạnh tổng hợp của thực phẩm) là cách mà thực phẩm và các chất dinh dưỡng tương tác, gia tăng hoặc làm giảm mức độ hấp thu lẫn nhau khi đi vào cơ thể. Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khái niệm “dùng thực phẩm như một phương thuốc điều trị” (food as medicine) được chú trọng hơn khi đề cao việc tiêu thụ tự nhiên, chế biến tối thiểu để giữ được nhiều dưỡng chất nhất cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu, những người có khả năng miễn dịch cao sẽ ít bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn từ virus. Từ đó, nhu cầu tích trữ và sử dụng sản phẩm có chứa chất tăng cường khả năng miễn dịch bùng nổ mạnh mẽ, trong đó Vitamin C và kẽm là hai thành phần được ưa chuộng nhất. Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với việc đưa ra các sản phẩm kết hợp giữa Vitamin C và kẽm trong tháng 1/2021 đã tăng 814% so với cùng kỳ năm 2020.
Mỗi ngày, bạn đều có thể tự cung cấp vitamin một cách đơn giản bằng việc ăn, uống trái cây tự nhiên. Các loại nước ép đến từ rau củ quả như thơm, ổi, cam, hay dâu tây,… là một sự lựa chọn tối ưu trong việc cung cấp các loại vitamin tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Các loại nước ép từ rau củ quả vừa giúp bổ sung một lượng lớn chất xơ cho cơ thể, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Tập trung xây dựng sức khỏe đường ruột
Đại dịch Covid-19 một lần nữa nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của sức khỏe. Trong đó, sức khỏe đường ruột trở thành mối quan tâm lớn đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp. Hệ đường ruột khỏe mạnh rất quan trọng và là nền tảng cho một hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ.
Một trong những món ăn gia tăng sức khỏe đường ruột mà mọi người nghĩ đến đầu tiên là sữa chua. Thời gian gần đây, người dùng, đặc biệt là giới trẻ, có thêm nhiều lựa chọn với sự xuất hiện của hệ thống sữa chua trân châu Hạ Long với nhiều hương vị khác nhau cùng đa dạng các loại toppings đi kèm (như trái cây, dừa sấy, si-rô...). Khi ngại ra đường, người dùng hiện nay có thể đặt món qua các ứng dụng, như GoFood của Gojek. Chỉ cần tưởng tượng đang ngồi nhà thì được anh chàng áo xanh Gojek ship đến một ly sữa chua, thêm topping trân châu giòn dai, trái cây tươi mát cùng hương cốt dừa béo ngậy cũng đủ hạnh phúc rồi, vừa ngon vừa có lợi cho sức khỏe.
Sự bùng nổ về hương và vị để đánh thức các giác quan
Khứu giác là giác quan có sự liên kết với cảm xúc và trí nhớ, giúp cho chúng ta phân biệt được hương vị và cảnh báo về mùi nguy hiểm. Vị giác được xem là “bộ đôi hoàn hảo” khi đi song hành cùng khứu giác để tạo ra hương vị.
Song, dưới ảnh hưởng của các di chứng hậu Covid-19, hành trình phục hồi lại khứu giác và vị giác tương đối gian nan, một số người có thể mất đến hàng tuần hay thậm chí là hàng tháng. Theo dữ liệu toàn cầu được cập nhật đến đầu năm 2021, tình trạng mất khứu giác được hồi phục hoàn toàn ở 50% số bệnh nhân trong vòng 40 ngày kể từ ngày mắc Covid-19, trong khi đó có khoảng 10% vẫn chưa lấy lại được giác quan này.
Chính vì vậy, việc tập luyện khứu giác thông qua việc tiếp xúc đa dạng với các mùi hương và vị khác nhau sẽ có lợi cho những ai bị “tạm mất” hai giác quan này. Đây cũng là hướng đi chính của các doanh nghiệp F&B trong năm 2022. Hai hương vị quốc dân thường được xem như “chìa khóa” đánh thức vị giác chính là vị ngọt và vị cay. Vị ngọt từ các loại bánh, các món tráng miệng, nước ép, trà sữa... luôn đem đến một sự xoa dịu tức thời cho tâm trạng và cơ thể. Ngược lại, vị cay lại luôn đem đến sự tò mò và kích thích các giác quan một cách mạnh mẽ, có lẽ vì thế mà các món ăn nồng vị cay như lẩu thái, bún cay thái, bánh gạo,… luôn được “thả tim” bởi các tín đồ ẩm thực.
Món ăn có vị cay đặc trưng sẽ giúp “đánh thức” khứu giác và vị giác một cách mạnh mẽ.
Và dĩ nhiên trong giai đoạn dịch bệnh có dấu hiệu gia tăng kèm những thất thường về mặt thời tiết như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể cho phép bản thân “lười biếng” và nhờ đến sự hỗ trợ của những nền tảng giao đồ ăn trực tuyến như GoFood của Gojek. Chị Lê Nguyễn Ngọc Dung, Giám đốc GoFood của Gojek Việt Nam chia sẻ: “Với hơn 200.000 đối tác tài xế Gojek và 80.000 nhà hàng, sở hữu hơn 1 triệu món ăn đang hoạt động trên GoFood, chúng tôi hy vọng mang đến cho người dùng đa dạng các lựa chọn món ăn ngon một cách nhanh chóng, thuận tiện. Với nhiều sáng kiến liên tục được triển khai, bao gồm phương thức thanh toán không dùng tiền mặt hay nhãn "Quán chuẩn khiên xanh" giúp nhận diện các nhà hàng trên GoFood đảm bảo các tiêu chí về phòng, chống dịch, chúng tôi hy vọng GoFood sẽ là một người bạn đồng hành đáng tin cậy của người dùng, nhất là trong bối cảnh Covid-19 còn nhiều chuyển biến phức tạp”.
Còn chần chừ gì nữa, lên thực đơn phong phú để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và sẵn sàng bùng nổ vị giác thôi!