Vị cay luôn kích thích vị giác của mỗi người và giúp cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn, mang lại cảm giác thú vị khi ăn, thậm chí gây nghiện ở nhiều người. Những người thường xuyên ăn các đồ cay có thể bị mất đi khả năng phân biệt các mùi vị của đồ ăn. Người ăn cay quá nhiều và trong thời gian dài có thể phải hứng chịu những tác hại ảnh hưởng sức khỏe.
Nhiều người nghiện ăn cay vì vị cay làm món ăn trở nên hấp dẫn hơn, mang lại cảm giác thú vị khi ăn. Ảnh: Internet
Với đặc tính cay nóng, khi ăn nhiều ớt, tiêu… có thể sẽ gặp phải tình trạng nóng, nhiệt trong người, cùng các biểu hiện nhiệt, bỏng miệng, môi khô nứt, nóng rát nhiều vùng thượng vị.
Thường xuyên ăn đồ cay vào buổi tối, dễ dẫn đến tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra ăn đồ chua cay nhiều có thể gây viêm, tệ hơn là loét dạ dày.
Ăn cay gây nóng nhiệt trong người, bỏng miệng, môi khô nứt, nóng rát nhiều vùng thượng vị. Ảnh: Internet
Tính cay, nóng của ớt, tiêu… khi ăn nhiều gây tổn thương đến dạ dày do trong bột ớt có chứa các aflatoxin và các hợp chất N-nitroso, cùng hàm lượng vitamin C, betacarotene tốt chi sức khỏe nhưng có thể kích thích các chứng bệnh đại tràng, gây ra tình trạng đau dạ dày, niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
Một số nghiên cứu khoa học cho biết, ăn nhiều chất cay và kéo dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày, nhất là đối với các loại ớt bột có thuốc nhuộm màu chứa Sudan. Ngoài ra ớt khi bị mốc chứa chất alfatoxin cũng có khả năng gây ngộ độc và ung thư.
Vị cay nóng trong ớt, tiêu có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng. Ảnh: Internet
Người có bệnh tim mạch và mạch máu não, cao huyết áp, viêm phế quản mãn tính không nên ăn cay, bởi capsaicin trong ớt sẽ làm nhịp tim và tuần hoàn máu tăng nhanh.
Người mắc bệnh về dạ dày khi ăn cay sẽ cản trở quá trình phục hồi chức năng tiêu hóa. Người có bệnh trĩ và viêm túi mật cũng không nên ăn cay.
Tuy nhiên, nếu tiêu thụ vừa phải, các loại ớt, tương ớt, sa tế cay có Vitamin A, Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất. Capsaicin trong ớt cũng được chứng minh có tác dụng làm cho việc quan hệ tình dục được tốt hơn.