Cơ thể và nước
Để hiểu được hiện tượng sinh lý này, điều đầu tiên chúng ta cần biết là cơ thể có hai cách chính để thải chất lỏng thừa:
Mồ hôi: Các chức năng của cơ thể con người hoạt động hằng ngày, tạo ra nhiệt lượng. Ngoài ra, thời tiết nóng và các hoạt động thể chất cũng làm tăng thân nhiệt và mồ hôi có tác dụng như một hệ thống làm mát.
Đi tiểu: Chất lỏng dư thừa trong qua trình hấp thụ của cơ thể được thận thu lại và đưa tới bàng quang để thải ra ngoài ở dạng nước tiểu.
Cơ thể của chúng ta thường toát ít mồ hôi hơn khi ra ngoài trời lạnh, nên cách duy nhất để cơ thể thải nước thừa là đi tiểu hay còn được gọi là hiện tượng đi tiểu lạnh.
Đi tiểu lạnh là gì?
Khi nhiệt độ ngoài trời giảm, khả năng giãn nở của cơ thể cũng giảm và cơ thể giữ lại ít chất lỏng hơn. Điều này lý giải tại sao chúng ta thường buồn đi tiều nhiều hơn khi trời lạnh.
Cơ thể cũng phản ứng với trời lạnh để tự vệ, bằng cách đưa máu nhiều hơn tới các cơ quan trọng yếu và giảm lượng máu tới các bộ phận ở xa. Điều này khiến mạch máu tăng huyết áp và lúc đó thận có nhiệm vụ làm giảm huyết áp bằng cách thải những chất lỏng không cần thiết ra ngoài ở dạng nước tiểu.
Thực tế, hiện tượng đi tiểu lạnh rất phổ biến đối với các hoạt động dưới nước như lặn, bởi vì các thợ lặn hoạt động trong môi trường nhiệt độ thấp và áp suất cao.
Khi nào cần lo lắng?
Bởi vì có nhiều yếu tố liên quan tới số lần chúng ta đi tiểu mỗi ngày như chế độ ăn, hoạt động thể chất hay lượng nước uống, nên không thể xác được đi tiểu bao nhiều lần/ngày là bình thường. Nhưng các chuyên gia ước tính rằng, một người đi tiểu trung bình 6-7 lần/ngày và 1 lần/tối.
Nếu bạn phát hiện mình đi tiểu nhiều hơn mức độ trung bình ở trên đặc biệt vào ban đêm, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và phát hiện các vấn đề sức khỏe kịp thời.