Tim là một cơ quan có chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. Khi tim co bóp, máu cung cấp oxy đến các cơ quan quan trọng của cơ thể. Đôi khi, một vấn đề trong cơ thể khiến tim khó bơm máu hơn. Điều này có thể xảy ra nếu một động mạch trở nên quá hẹp.
Tình trạng huyết áp cao liên tục có thể gây áp lực lên thành động mạch, dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nhau, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.
Huyết áp là áp lực của máu lên các thành động mạch.
1. Thế nào được coi là tăng huyết áp?
Các bác sĩ đo huyết áp bằng milimét thủy ngân (mm Hg). Đo huyết áp có 2 phần: Huyết áp tâm thu, con số trên cùng của kết quả đo huyết áp, là huyết áp khi tim co bóp. Huyết áp tâm trương là huyết áp giữa các nhịp tim. Đây là con số thấp hơn của phép đo và đại diện cho huyết áp khi tim nghỉ giữa các nhịp đập. Do đó, nếu huyết áp là 120/80 mm Hg, thì huyết áp tâm thu là 120 mm Hg và huyết áp tâm trương là 80 mm Hg. Đây được coi là mức huyết áp bình thường hay còn gọi là huyết áp tiêu chuẩn.
Bảng dưới đây giải thích mức huyết áp của một người và cách các bác sĩ chẩn đoán tăng huyết áp:
2. Tăng huyết áp làm giảm khả năng sinh sản
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa vô sinh và hội chứng chuyển hóa. Các nhà khoa học đã phát hiện rằng, các tình trạng bao gồm đái tháo đường, béo phì, tăng lipid máu làm giảm chất lượng tinh trùng và trứng, tác động tiêu cực đến khả năng mang thai ở cả 2 giới.
2.1 Đối với phụ nữ
Phụ nữ sống chung với bệnh tăng huyết áp thường gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thụ thai. Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ sẩy thai ở phụ nữ bị tăng huyết áp tăng 18% khi tăng thêm 10 mmHg huyết áp tâm trương.
Tăng huyết áp mạn tính trước khi mang thai cũng có liên quan đến chất lượng trứng kém do cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu trứng kém chất lượng được thụ tinh, phôi có thể không làm tổ được trong tử cung. Ngay cả khi phôi làm tổ thành công, cũng có khả năng phôi không thể phát triển bình thường và có thể dẫn đến sẩy thai.
Tăng huyết áp thai kỳ không được kiểm soát có thể gây nguy hiểm cho mẹ và em bé.
Tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai. Bà mẹ mang thai có thể bị tăng huyết áp trong thai kỳ do sự tiếp nối của một vấn đề mạn tính mà bạn đã mắc phải trước khi mang thai hoặc là một vấn đề mới phát triển trong thai kỳ, được gọi là tăng huyết áp thai kỳ.
Tăng huyết áp xảy ra ở 6-8% các trường hợp mang thai trên khắp thế giới, và khoảng 1/4 số bà mẹ nhập viện trong thời kỳ mang thai. Tăng huyết áp thai kỳ có thể gây một số biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, ví dụ tiền sản giật, sinh non.
2.2 Đối với nam giới
Tương tự, nam giới bị tăng huyết áp được phát hiện có lượng tinh dịch, khả năng di chuyển của tinh trùng, tổng số lượng tinh trùng và số lượng tinh trùng di động thấp hơn so với những người có mức huyết áp bình thường.
Tinh trùng phải có khả năng bơi lên ống dẫn trứng để thụ tinh với trứng, quá trình thụ thai xảy ra. Nếu tinh trùng di chuyển quá chậm thì sẽ bỏ lỡ cơ hội thụ thai.
3. Các thuốc điều trị tăng huyết áp cũng làm giảm khả năng thụ thai
Hầu hết các thuốc kiểm soát huyết áp đều tác động xấu tới khả năng thụ thai.
Ngày càng nhiều nam giới được chẩn đoán tăng huyết áp có lượng tinh dịch, nồng độ và tổng số lượng tinh dịch bị suy giảm, theo tiêu chí phiên bản thứ 5 của WHO về các thông số tinh dịch vô sinh. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc chẹn bêta có liên quan đến việc giảm lượng tinh dịch, nồng độ, khả năng di chuyển, tổng số lượng tinh trùng và tổng số lượng tinh trùng di động, trong khi nam giới dùng các thuốc hạ huyết áp khác bị suy giảm nhiều hơn về các thông số tinh dịch. Nam giới dùng thuốc chẹn kênh canxi có nồng độ tinh trùng giảm tương đối. Nam giới dùng thuốc chẹn thụ thể angiotensin có thể tích tương đối tăng và giảm nồng độ tinh trùng. Các thuốc kiểm soát huyết áp đều có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản.
4. Cách ngăn ngừa tăng huyết áp
Ước tính có khoảng 30-50% các trường hợp tăng huyết áp có liên quan đến di truyền. Vì vậy, các bác sĩ thường quan tâm đến tiền sử gia đình có người tăng huyết áp hay không nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thụ thai.
Bạn có thể thực hiện những điều sau đây để ngăn ngừa tăng huyết áp và có một sức khỏe tốt để sẵn sàng cho việc mang thai.Kiểm soát cân nặng phù hợp, tránh thừa cân, béo phì.Tăng cường vận động thể chất, tập thể dục đều đặn mỗi ngày.Giảm ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối.Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại rau, trái cây, gạo nguyên cám, ngũ cốc,...Kiêng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.Kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi mức huyết áp nếu thấy có nghi ngờ.