Ảnh minh họa: Internet
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh, nâng cao sức đề kháng có 3 nhóm cần quan tâm:
Sinh hoạt thường ngày: ngủ đủ giấc, chịu khó tập thể dục, không gần yoga, bất cứ bộ môn thể dục nào cũng giúp tăng sức đề kháng. Lẽ đương nhiên, phải tập thể dục đúng điều độ, đúng bài.
Chế độ ăn: Giàu rau và trái cây tươi, đặc biệt trái cây giàu vitamin A và vitamin C như thanh long, dưa hấu. Trong đó, theo nghiên cứu, người ta nhận thấy đặc tính của dưa hấu là nhiều nước, lượng vitamin A và C trong dưa hấu cũng rất cao; đặc biệt những người ăn nhiều sợ béo phì, dưa hấu năng lượng rất thấp. Trái cây của Việt Nam nhiều vitamin lắm, vì vậy chúng ta chỉ cần ăn trái cây và rau xanh tươi của Việt Nam là đủ rồi. Khi chúng ta không có điều kiện mới bàn đến đi tìm bổ sung vitamin
Nước: uống đủ nước, chắc chắn sức đề kháng sẽ được tăng cường.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những thực phẩm được khuyên dùng để nâng cao sức đề kháng dưới đây:
Trái cây họ cam quýt
Cam, quýt, bưởi và những loại hoa quả thuộc họ cam quýt là các loại trái cây tăng sức đề kháng tốt nhất mà bạn nên sử dụng. Bởi lẽ, hàm lượng vitamin C có trong những loại quả này là vô cùng lớn, sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên, không gây hại đến cơ thể.
Điều này đặc biệt quan trọng khi vitamin C là nhóm chất bão hòa, tan trong nước và cơ thể con người hoàn toàn không có khả năng sản sinh hoạt dự trữ. Do đó, vào thời điểm dịch bệnh đang phát triển hay để phòng tránh mắc bệnh thông thường bạn nên duy trì việc bổ sung vitamin C qua các loại trái cây này đều đặn.
Tỏi
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người nói rằng tỏi có tác dụng điều trị và ngăn ngừa bệnh lý đặc biệt là ung thư. Loại củ nhỏ xinh màu trắng này chính là dòng thực phẩm tăng sức đề kháng rất tốt cho cơ thể mà bạn nên sử dụng.
Việc ăn khoảng từ 1 đến 3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người sẽ giúp cơ thể nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch. Tỏi cũng góp phần làm chậm quá trình xơ cứng động mạch hay giảm huyết áp rất tốt.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều vì tỏi hương vị nồng, ăn số lượng lớn có thể gây chướng bụng hoặc tạo độc tố cho cơ thể.
Bông cải xanh
Thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ chính là những bông cải xanh tươi, giòn ngọt. Các nghiên cứu dinh dưỡng đều chỉ ra rằng trong bông cải có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, E và sắt, kẽm, magie,… Đặc biệt hàm lượng vitamin C có trong loại thực phẩm này chính là “chìa khóa” để bạn có được sức đề kháng tốt nhất.
Lời khuyên của bạn trong khi chế biến bông cải xanh đó chính là thời gian đun nấu hãy để vừa chín tới, không nên đun quá lâu. Hoặc nếu bạn là người thích salad bông cải xanh thì món này thực sự rất tốt đấy!
Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.
Gừng
Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.
Rau bina
Rau bina chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, carotene, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Việc nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp tăng cường vitamin A và các chất dinh dưỡng khác được giải phóng ra từ axit oxalic.
Sữa chua
Hãy dùng các loại sữa chua có các lợi khuẩn được ghi trên nhãn mác vì những lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tránh các loại sữa chua có nhiều đường. Bạn có thể làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó 1 ít mật ong. Sữa chua cũng chính là nguồn vitamin D tuyệt vời, vì vitamin D cũng chính là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo.