Tết Hàn thực hay còn gọi là Tết bánh trôi bánh chay, diễn ra vào ngày mùng 3/ 3 âm lịch hằng năm. Theo truyền thống của người Việt, vào ngày này, mọi nhà lại chuẩn bị mâm lễ cúng tết Hàn thực để dâng lên tổ tiên, trong đó không thể thiếu bánh trôi, bánh chay.
Ảnh minh họa
Lợi ích của bánh trôi, bánh chay với sức khỏe?
Nguyên liệu để làm 2 loại bánh này chủ yếu là bột gạo (gạo nếp lẫn gạo tẻ), đường phèn, gừng, bột sắn, đối với bánh chay thì có thêm thành phần đậu xanh và đường trắng.
Để có bánh dẻo ngon, bột làm bánh thường được trộn với tỉ lệ gạo nếp: gạo tẻ là 9:1 hoặc 8:2, do đó, thành phần chính của vỏ bánh vẫn là gạo nếp. Nhân bánh trôi là 1 viên đường phèn đã được xắt nhỏ, nhân bánh chay là đậu xanh đã được giã nhuyễn, nấu chín và xào đều với đường trắng.
Theo y học cổ truyền, gạo nếp vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn, thường được dùng để chữa các chứng hư lao, tiết tả do tỳ vị hư nhược, vị quản thống, tự hãn, đạo hãn và đa hãn, tiêu khát, huyễn vựng do huyết hư.
Gạo nếp giàu chất bột là dưỡng chất chính trong khẩu phần bữa ăn của người Việt. Nếu thiếu chất bột khi ăn dễ bị hạ đường huyết, người mệt mỏi, chân tay bủn rủn, làm việc khó tập trung, bụng đói cồn cào...
Tuy nhiên, cả 2 loại bánh đều có nguyên liệu chính là tinh bột và đường, nên được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều.
Ảnh minh họa
4 nhóm người được khuyến cáo không nên thưởng thức bánh trôi, bánh chay
Người bị đái tháo đường
Do nhân bánh trôi chứa đường, chứa nhiều chất ngọt nên những người bị đái tháo đường không nên ăn món này để tránh chỉ số đường trong máu vượt ngưỡng quá cao.
Người béo phì
Người thừa cân, béo phì cần hạn chế tinh bột. Bánh trôi lại làm hoàn toàn bằng bột gạo nên đây cũng là món ăn không dành cho người béo phì.
Người bị tim mạch, dạ dày
Nếu ăn quá nhiều bánh trôi có thể làm tăng gánh nặng cho việc lưu thông máu khiến tim mệt. Bánh trôi còn thúc đẩy bài tiết acid dạ dày làm cho bệnh tình của bệnh nhân bị đau dạ dày thêm trầm trọng.
Người có hệ tiêu hóa kém
Bánh trôi làm chủ yếu từ bột nếp, nếu ăn nhiều có thể gây nóng, đầy bụng, ợ hơi, không phù hợp với người có hệ tiêu hóa kém như người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Cách tạo màu cho bột bánh trôi ngũ sắc, an toàn không lo hóa chất
Ảnh minh họa
Tạo màu xanh lá: Đem lá dứa đi rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, đổ thêm 100ml nước rồi xay nhuyễn. Sau khi xay xong thì lọc hỗn hợp cho hết cặn, vắt lấy khoảng 85ml nước cốt.
Tạo màu xanh dương: Ngâm hoa đậu biếc khô với 85ml nước nóng trong khoảng 30 phút cho nước ra màu.
Tạo màu hồng: Củ dền đem gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, thêm chút nước để xay nhuyễn. Sau đó, lọc qua rây để lấy phần nước cốt.
Tạo màu tím: Rửa sạch lá cẩm, cho nước và lá cẩm vào nồi đun khoảng 15 phút cho ra màu xong thì tắt bếp, bỏ phần màu lá, chỉ giữ lại phần nước màu.
Để màu sắc của bánh đẹp và đều, bạn chia phần bột nếp thành 5 phần bằng nhau. Sau đó, dùng nước ép màu để nhào bột, khi làm bánh sẽ cho màu sắc đẹp mắt, an toàn và không lo hóa chất.
Lưu ý: Hãy thưởng thức bánh khi đã nguội. Tốt nhất nên để ít nhất từ 15-20 phút sau khi vớt để phần nhân bên trong được ủ nóng, đường bên trong tan chảy, ăn bánh trôi lúc này sẽ cảm nhận được vị đặc trưng của bánh.
Ý nghĩa của Tết Hàn thực Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 hàng năm. Theo tiếng Hán, hàn có nghĩa là "lạnh", thực là "thức ăn", vào ngày này, người ta thường kiêng lửa, nấu nướng và chỉ ăn đồ nguội. Phong tục này được cho là bắt nguồn từ một câu chuyện vào đời Xuân Thu giữa vua nước Tần là Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi. Tết Hàn thực ở Việt Nam mang ý nghĩa tưởng nhớ đến người đã khuất, hướng về cội nguồn, tổ tiên. Bên cạnh đó, đây cũng là một ngày lễ tết để cả gia đình có thể quây quần, tụ họp cùng nhau. |