Thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá… ăn thế nào để tốt nhất cho sức khỏe?

Mỗi loại thịt trong thế giới tự nhiên lại cung cấp cho cơ thể con người những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe riêng. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách thì có ngày bổ hóa thành độc.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thịt có thể được chia thành 2 loại:

- Thịt đỏ: Tất cả các loại thịt từ động vật có vú, chẳng hạn như lợn, gia súc, cừu...

- Thịt trắng: Các loại thịt khác, bao gồm thịt gia cầm và thủy sản, đều là thịt trắng.

Thịt trắng được WHO khẳng định là tốt cho sức khỏe hơn thịt đỏ. 

Điều này là bởi thịt đỏ có nhiều chất béo và giàu axit béo bão hòa, là một yếu tố nguy cơ đối với cholesterol trong máu. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thịt đỏ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau như ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư dạ dày, ung thư nội mạc tử cung và ung thư phổi...

Trong khi đó, so sánh về hàm lượng axit béo và thành phần axit béo, thịt trắng tốt cho sức khỏe hơn thịt đỏ.

Thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá… ăn thế nào để tốt nhất cho sức khỏe? - Ảnh 1.

Thịt đỏ không thể ăn được?

Đừng hiểu sai. Thứ nhất, thịt đỏ chỉ là có nguy cơ gây ung thư, không chắc chắn gây ung thư.

Thứ hai, một lượng lớn thịt đỏ (hơn 500g mỗi tuần) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Miễn là việc tiêu thụ loại thịt này của bạn được kiểm soát, bạn không cần phải hoảng sợ.

Cuối cùng, thịt đỏ rất giàu giá trị dinh dưỡng. Nó không chỉ là nguồn cung cấp protein chất lượng cao mà còn giàu chất dinh dưỡng như sắt, vitamin B và khoáng chất. Đây là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta.

Vì vậy, chúng ta vẫn có thể ăn thịt đỏ, nhưng nên chú ý đến lượng thịt đỏ ăn hàng ngày. Tốt hơn là bạn nên ăn thịt trắng và đỏ xen kẽ để nó lành mạnh hơn!

Ăn thịt đỏ và thịt trắng thế nào cho tốt?

1. Thịt trắng: Chỉ nên ăn khoảng 50-100g mỗi ngày (tương đương với 1-2 quả trứng).

Cá có ưu điểm là protein cao, ít chất béo, giàu vitamin và khoáng chất, hương vị thơm ngon, dễ tiêu hóa và hấp thụ.

Lưu ý: Bệnh nhân mắc bệnh gút nên thận trọng. Đồng thời, bệnh nhân mắc bệnh gan, xơ gan, không nên ăn nhiều.

Thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá… ăn thế nào để tốt nhất cho sức khỏe? - Ảnh 2.

Tôm

Tôm là thực phẩm giàu protein và ít chất béo. Tôm biển có hàm lượng protein cao hơn và các axit béo không bão hòa như DHA và EPA cũng phong phú hơn.

Lưu ý: Tôm nên ăn luộc để ít mất chất dinh dưỡng.

Thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá… ăn thế nào để tốt nhất cho sức khỏe? - Ảnh 3.

Thịt gà

Thịt gà là nguồn protein chất lượng cao, chứa nhiều phospholipids, dễ tiêu hóa và hấp thụ.

Lưu ý: Da gà có rất nhiều lipit, do đó bạn nên hạn chế ăn da gà.

Thịt vịt

Thịt vịt chứa nhiều vitamin B và vitamin E hơn các loại thịt khác. Đồng thời, thịt vịt cũng chứa niacin phong phú, là một trong hai loại coenzyme quan trọng trong cơ thể con người.

Lưu ý: Thịt vịt không phù hợp với những người bị suy nhược và bị viêm ruột mạn tính. Không nên ăn nhiều thịt vịt quay.

Thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá… ăn thế nào để tốt nhất cho sức khỏe? - Ảnh 4.

2. Thịt đỏ: Tổng lượng thịt đỏ nên ăn không vượt quá 50g mỗi ngày. Và cố gắng chọn phần thịt nạc, ăn ít nội tạng động vật (50-100g mỗi tuần).

Thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá… ăn thế nào để tốt nhất cho sức khỏe? - Ảnh 5.

Thịt bò

Giàu protein và nhiều chất sarcosine, nhưng ít chất béo, hiệu quả cho sự phát triển cơ bắp và sức mạnh.

Lưu ý: Các sợi cơ của thịt bò thô và khó tiêu hóa. Tốt nhất nên chọn thịt bò mềm.

Thịt cừu

Nó rất giàu dinh dưỡng và chứa nhiều canxi, sắt và vitamin D hơn thịt lợn và thịt bò. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, thịt cừu được coi là thuốc bổ.

Lưu ý: Người bị bệnh gan, cao huyết áp, viêm ruột cấp tính hoặc các bệnh truyền nhiễm khác và sốt không nên ăn.

Thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá… ăn thế nào để tốt nhất cho sức khỏe? - Ảnh 6.

Thịt lợn

Giàu hàm lượng sắt, là một nguồn vitamin B tốt (đặc biệt là vitamin B12).

Lưu ý: Axit béo bão hòa và cholesterol tương đối cao, đặc biệt là ở phần mỡ. Do đó, hãy cố gắng kiểm soát lượng thịt mỡ ăn vào và ăn thịt nạc.

Nguồn: Aboluowang, The Health, Healthline