Thứ này phơi khô rồi dự trữ đến Tết vừa có món ngon mời khách, lại là "thuốc quý hơn tiền" vì trị nhiều bệnh

Từ hôm nay, bạn có thể chuẩn bị sẵn những nguyên liệu này để dự trữ dần cho Tết, khi cần mang ra dùng sẽ tạo nên một thức uống vừa ngon, vừa "quý báu" để mời khách.

Chỉ còn hơn 60 ngày nữa là tới Tết Nguyên Đán 2024, hẳn thời điểm này đang là lúc các gia đình bắt đầu quan tâm đến kế hoạch chào đón năm mới.

Năm nay, thay vì chuẩn bị các loại thức uống nhiều đường, nhiều gia đình có xu hướng lựa chọn các loại đồ uống có nguyên liệu từ thiên nhiên. Từ hôm nay, bạn có thể chuẩn bị sẵn những nguyên liệu này để dự trữ dần cho Tết, khi cần mang ra dùng sẽ tạo nên một thức uống vừa ngon, vừa "quý báu" để mời khách. Chúng mang nhiều công dụng bao gồm hạ đường huyết, giảm béo, giảm mỡ máu..

Thứ này phơi khô rồi dự trữ đến Tết vừa có món ngon mời khách, lại là thuốc quý hơn tiền vì trị nhiều bệnh - Ảnh 1.
Thứ này phơi khô rồi dự trữ đến Tết vừa có món ngon mời khách, lại là thuốc quý hơn tiền vì trị nhiều bệnh - Ảnh 2.

Năm nay, thay vì chuẩn bị các loại thức uống nhiều đường, nhiều gia đình có xu hướng lựa chọn các loại đồ uống có nguyên liệu từ thiên nhiên.

1. Râu ngô phơi khô: Thức uống ổn định đường huyết, giải độc dịp đầu năm

Râu ngô mang đi phơi khô có thể bảo quản được rất lâu. Khi dùng bạn chỉ cần đun nước thật sôi, sau đó bỏ vào ấm một ít râu ngô. Đậy nắp và đun sôi trong vòng vài phút đến khi nước chuyển sang màu nâu, bốc ra mùi thơm thì tắt bếp.

Nước râu ngô dùng bất kỳ thời điểm nào trong năm đều rất phù hợp. Nó có mùi thơm rất dễ chịu, đồng thời rất lành tính. Trong nước râu ngô có chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C...

Thứ này phơi khô rồi dự trữ đến Tết vừa có món ngon mời khách, lại là thuốc quý hơn tiền vì trị nhiều bệnh - Ảnh 3.
Thứ này phơi khô rồi dự trữ đến Tết vừa có món ngon mời khách, lại là thuốc quý hơn tiền vì trị nhiều bệnh - Ảnh 4.

Râu ngô mang đi phơi khô có thể bảo quản được rất lâu.

Phụ nữ chăm uống nước râu ngô sẽ được giải độc cơ thể, kéo dài được tuổi thanh xuân giúp làn da căng bóng, mịn màng và đảm bảo sức khỏe.

Một nghiên cứu của Mỹ trên động vật cho thấy râu ngô có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, chính vì vậy nó được tin rằng rất thích hợp dùng cho người bị tiểu đường.

Nước râu ngô còn chứa rất ít calo, giúp cải thiện sự trao đổi chất do đó tiêu thụ nước râu ngô là một cách giảm cân rất khoa học.

2. Vỏ bưởi phơi khô: Làm đẹp da, tăng cường trao đổi chất

Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong y học cổ truyền, vỏ bưởi có vị đắng, cay, thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng.

Thứ này phơi khô rồi dự trữ đến Tết vừa có món ngon mời khách, lại là thuốc quý hơn tiền vì trị nhiều bệnh - Ảnh 5.

Vỏ bưởi phơi khô mang đi pha trà rất ngon.

Vỏ bưởi phơi khô mang đi pha trà rất ngon, tuy nhiên có thể bổ sung thêm mật ong để tăng cường hương vị và hiệu quả cho sức khỏe. Trà vỏ bưởi giúp tăng cường tỷ lệ trao đổi chất, do đó giúp bạn giảm cân một cách tự nhiên và hiệu quả.

Thức uống này cũng giúp thúc đẩy quá trình hô hấp và trao đổi chất của da, làm cho da khỏe mạnh, đều màu, hồng hào hơn.

3. Ngải cứu phơi khô: Điều hòa khí huyết, giảm cân

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam): Rau ngải cứu còn được gọi là ngải diệp. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.

Sách "Bản thảo cương mục" của thầy thuốc Lý Thời Trân có ghi chép rằng, lá ngải cứu không độc, thuần dương, có tác dụng đả thông 12 kinh, điều khí, trừ ẩm, tán hàn, cầm máu...

Thứ này phơi khô rồi dự trữ đến Tết vừa có món ngon mời khách, lại là thuốc quý hơn tiền vì trị nhiều bệnh - Ảnh 6.

Lá ngải cứu khô có thể dùng để pha trà, thức uống này có công năng điều hòa khí huyết, làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn, giảm đau nhức. Chị em cũng có thể tăng cường trao đổi chất, đốt cháy chất béo thụ động thông qua việc uống trà ngải cứu.

4. Mướp đắng phơi khô: Giảm mỡ máu, giảm đường huyết

Mướp đắng mua về bạn hãy rửa sạch, bỏ phần thịt bên trong rồi thái thành từng lát mỏng. Đem phơi nắng cho khô, sau khoảng hai ngày phơi khô thì dùng dây buộc lại, treo lên cao thêm vài ngày cho khô hẳn. Hoặc có thể cho vào chảo để rang khô.

Mướp đắng khô bảo quản trong hộp kín. Khi dùng chỉ cần cho vài lát mướp đắng khô vào nước nóng. Chờ cho ngấm và đợi nước nguội bớt rồi thưởng thức.

Trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát máu, nhuận tràng, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, lợi niệu, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi.

Thứ này phơi khô rồi dự trữ đến Tết vừa có món ngon mời khách, lại là thuốc quý hơn tiền vì trị nhiều bệnh - Ảnh 7.
Thứ này phơi khô rồi dự trữ đến Tết vừa có món ngon mời khách, lại là thuốc quý hơn tiền vì trị nhiều bệnh - Ảnh 8.

Mướp đắng sau khi phơi khô thì thành phần dinh dưỡng vẫn không thay đổi nhiều. Nước mướp đắng phơi khô có tác dụng nhất định trong việc giảm huyết áp cao, giảm mỡ máu cao và giảm đường huyết. Đồng thời, thức uống này còn có tác dụng bảo vệ gan, lá lách và dạ dày, thận rất tốt.

Nếu như ăn mướp đắng tươi tạo cảm giác khó nuốt thì trà mướp đắng phơi khô được nhận xét là thơm ngon, dễ uống lại tốt cho sức khỏe.