Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm nay |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm nay |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +3.635 | 869.193 | 21.381 | 72 | |
1 | TP.HCM | +1.347 | 420.946 | 16.199 | 43 |
2 | Hà Nội | +10 | 4.365 | 58 | 0 |
3 | Bình Dương | +492 | 226.898 | 2.315 | 8 |
4 | Đồng Nai | +305 | 59.638 | 540 | 1 |
5 | An Giang | +194 | 8.035 | 112 | 7 |
6 | Sóc Trăng | +100 | 3.637 | 31 | 0 |
7 | Bạc Liêu | +99 | 976 | 7 | 1 |
8 | Gia Lai | +93 | 1.111 | 5 | 0 |
9 | Kiên Giang | +87 | 7.260 | 77 | 2 |
10 | Đắk Lắk | +77 | 2.693 | 14 | 2 |
11 | Long An | +72 | 33.856 | 463 | 3 |
12 | Tiền Giang | +65 | 15.249 | 401 | 4 |
13 | Tây Ninh | +52 | 9.169 | 145 | 0 |
14 | Bình Thuận | +50 | 4.402 | 67 | 0 |
15 | Phú Thọ | +50 | 235 | 0 | 0 |
16 | Cà Mau | +46 | 1.269 | 12 | 0 |
17 | Cần Thơ | +44 | 6.313 | 117 | 0 |
18 | Hà Giang | +40 | 282 | 0 | 0 |
19 | Khánh Hòa | +39 | 8.589 | 100 | 0 |
20 | Trà Vinh | +38 | 1.950 | 17 | 0 |
21 | Nghệ An | +33 | 2.079 | 17 | 0 |
22 | Thanh Hóa | +25 | 693 | 4 | 0 |
23 | Đồng Tháp | +24 | 9.300 | 265 | 1 |
24 | Quảng Nam | +24 | 870 | 5 | 0 |
25 | Hậu Giang | +23 | 1.024 | 2 | 0 |
26 | Quảng Trị | +23 | 415 | 2 | 0 |
27 | Hà Nam | +19 | 874 | 0 | 0 |
28 | Bến Tre | +18 | 2.129 | 71 | 0 |
29 | Quảng Ngãi | +17 | 1.489 | 5 | 0 |
30 | Bình Định | +16 | 1.500 | 16 | 0 |
31 | Vĩnh Long | +14 | 2.418 | 59 | 0 |
32 | Bình Phước | +13 | 1.537 | 10 | 0 |
33 | Bắc Ninh | +13 | 1.946 | 14 | 0 |
34 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +13 | 4.423 | 50 | 0 |
35 | Kon Tum | +12 | 152 | 0 | 0 |
36 | Thừa Thiên Huế | +11 | 914 | 11 | 0 |
37 | Đà Nẵng | +8 | 4.942 | 74 | 0 |
38 | Ninh Thuận | +5 | 1.222 | 23 | 0 |
39 | Đắk Nông | +4 | 851 | 6 | 0 |
40 | Lào Cai | +3 | 125 | 0 | 0 |
41 | Nam Định | +3 | 110 | 1 | 0 |
42 | Quảng Bình | +3 | 1.821 | 6 | 0 |
43 | Sơn La | +2 | 280 | 0 | 0 |
44 | Yên Bái | +2 | 12 | 0 | 0 |
45 | Hải Dương | +2 | 192 | 1 | 0 |
46 | Phú Yên | +1 | 3.099 | 34 | 0 |
47 | Vĩnh Phúc | +1 | 246 | 3 | 0 |
48 | Hà Tĩnh | +1 | 503 | 5 | 0 |
49 | Tuyên Quang | +1 | 11 | 0 | 0 |
50 | Điện Biên | +1 | 66 | 0 | 0 |
51 | Thái Nguyên | 0 | 16 | 0 | 0 |
52 | Hải Phòng | 0 | 30 | 0 | 0 |
53 | Hòa Bình | 0 | 16 | 0 | 0 |
54 | Bắc Kạn | 0 | 5 | 0 | 0 |
55 | Quảng Ninh | 0 | 15 | 0 | 0 |
56 | Hưng Yên | 0 | 299 | 1 | 0 |
57 | Lạng Sơn | 0 | 216 | 1 | 0 |
58 | Lai Châu | 0 | 8 | 0 | 0 |
59 | Lâm Đồng | 0 | 452 | 1 | 0 |
60 | Ninh Bình | 0 | 91 | 0 | 0 |
61 | Bắc Giang | 0 | 5.843 | 14 | 0 |
62 | Thái Bình | 0 | 86 | 0 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
67.761.535
Số mũi tiêm hôm qua
2.028.277
Tại buổi Tọa đàm "Nghị quyết 128 - Hướng tới bình thường mới" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 18/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, sau đợt dịch thứ 4 vừa qua, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới và các chuyên gia đều nhận định dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát hoàn toàn được trong năm 2021 và năm 2022, thậm chí còn có thể xuất hiện biến chủng mới nên rất khó lường trong việc phòng chống dịch hiện nay. Số ca nhiễm vẫn có thể tăng cao, việc bao phủ vắc-xin của chúng ta cũng đang ở mức còn khiêm tốn. Chính vì vậy, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã thay đổi quan điểm ứng phó với dịch, đó là từ cố gắng dập tắt dứt điểm dịch sang chung sống an toàn với dịch. Việt Nam cũng đang trong xu hướng như vậy.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. (Ảnh: VGP).
Tại Việt Nam, qua 4 đợt dịch, đặc biệt là đợt dịch lần thứ 4 vừa qua, công tác phòng chống dịch của chúng ta đã đạt được những hiệu quả nhất định. Hiện nay, trong bối cảnh độ bao phủ tiêm vắc-xin ở nước ta vẫn còn ở mức khiêm tốn, việc chuyển hướng tiếp cận từ mức "Zero COVID-19" sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả", tức là chúng ta đồng thời vừa phải phòng chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế- xã hội.
Song song áp dụng các biện pháp phòng chống dịch có hiệu quả ở các thời điểm, nhất là thời điểm hiện nay, là rất đúng thời điểm, để kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch phải điều chỉnh linh hoạt hơn, phù hợp hơn với thực tiễn cùng với việc đẩy nhanh tiến độ bao phủ vắc-xin.
Đồng thời cũng cần phải phát hiện sớm các ca bệnh, không để sót ca bệnh. Khi phát hiện thì phải tiến hành khoanh vùng và cách ly ở diện hẹp nhất có thể, thậm chí có thể khoanh vùng một vài hộ gia đình...
Cùng với đó, hạn chế khoanh vùng cách ly kéo dài trên diện rộng và triển khai quyết liệt các biện pháp điều trị từ sớm, từ xa để giảm số ca tử vong. Các trường hợp F1 cũng phải cách ly phù hợp, không chỉ cách ly tập trung mà có thể cách ly tại hộ gia đình, tại nơi lưu trú, để ngăn chặn nguồn lây. Đồng thời phải tuân thủ nghiêm các biện pháp "5K+vắc-xin+thuốc+công nghệ thông tin+ý thức của người dân".
Ngoài ra, mở lại các hoạt động sản xuất kinh doanh như giao thông vận tải, du lịch, giáo dục và đào tạo, sản xuất các ngành nghề... để từng bước có lộ trình đưa ra các giải pháp vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế một cách chắc chắn, hiệu quả, phù hợp và đảm bảo an toàn phòng chống dịch với nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hoạt hiệu quả phòng chống dịch.
Vì vậy, thời điểm này, Chính phủ ban hành Nghị định 128 hoàn toàn phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay cũng như công tác phòng chống dịch, đồng thời tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội.
Về khó khăn trong đợt dịch thứ 4, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, qua 4 đợt dịch ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, mà đặc biệt là TP.HCM và các tỉnh phía nam trong đợt dịch thứ 4 vừa qua với biến chủng Delta, lúc đầu công tác chỉ đạo điều hành ở một số nơi còn lúng túng, chưa thống nhất, còn bị động. Công tác chỉ đạo một số biện pháp cụ thể còn nóng vội, chưa kịp thời điều chỉnh theo tình hình dịch bệnh. Các quy định chưa bao quát hết được các tình huống để ứng phó với dịch bệnh vì đây là lần đầu tiên chúng ta thực hiện.
“Tôi nhận thấy khâu tổ chức vẫn yếu. Việc tổ chức thực hiện ở từng khu vực, từng vùng, từng địa bàn, nhưng chưa tính đến hết nhu cầu của ngươi dân và khả năng đáp ứng tại chỗ nên một số nơi thực hiện còn lúng túng, chưa đảm bảo theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
Hệ thống y tế còn bộc lộ một số hạn chế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đáp ứng được nhu cầu phòng dịch diễn biến nhanh với chủng Delta. Người dân rất khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế khi dịch bùng phát rộng dẫn đến tình trạng quá tải, tăng nguy cơ tử vong. Hầu hết trang thiết bị y tế, sinh phẩm, thuốc men, vắc-xin chúng ta đều phải nhập khẩu, chưa sản xuất được nên bước đầu còn bị động, chưa đảm bảo phương châm 4 tại chỗ ở các địa phương…”, lãnh đạo Bộ Y tế cho hay.