Dưới đây là bài viết nói về những trường hợp ăn quả hồng sai cách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các lưu ý khi ăn hồng qua lời kể của một bác sĩ chia sẻ trên tờ QQ của Trung Quốc mới đây.
Mấy hôm trước chúng tôi có một buổi tụ tập bạn bè, trong lúc chờ đồ ăn ra, người phục vụ nhiệt tình giới thiệu cho chúng tôi món "bánh hồng" như một món khai vị. Những người bạn này của tôi đều là bác sĩ, và một trong số họ là chuyên gia phẫu thuật tổng quát, chúng tôi nhìn nhau cười và từ chối gợi ý của người phục vụ.
Trẻ 6 tuổi ăn hồng bị hoại tử ruột
Người bạn là chuyên gia phẫu thuật tổng quát bắt đầu kể: "Mới tuần trước, tôi tiếp nhận một cháu bé 6 tuổi vì ăn quả hồng bị hoại tử ruột, sau này bị đứt một đoạn ruột. buộc phải cắt để cứu sống cháu bé".
Nhà cháu bé ở nông thôn, thời gian gần đây hồng chín, bố mẹ cho cháu ăn hồng hàng ngày nhưng mấy ngày sau cháu bắt đầu đau bụng, không đi đại tiện được, bệnh viện ở địa phương đã cho cháu khám sơ bộ nhưng nguyên nhân không rõ ràng. Do đó, cha mẹ cháu đưa cháu đến bệnh viện chúng tôi, lúc này, đứa trẻ đã bị viêm phúc mạc, cần sớm được mổ.
Trong cuộc phẫu thuật, ekip phát hiện một phần ruột của cháu bé bị hoại tử, trong ruột có hai "viên đá" to bằng quả đào, thực chất đó là "viên đá hồng" hình thành do ăn quả hồng.
Sau đó, cắt đoạn ruột bị hoạt tử và nối ruột lại thì đã có thể cứu sống được đứa trẻ.
Ông lão thủng dạ dày vì ăn hồng
Trong một ca trực đêm khẩn cấp khác, người bạn này cũng gặp trường hợp tương tự. Một người đàn ông lớn tuổi với thân hình gầy guộc, ôm bụng đau kinh khủng. Đánh giá ban đầu cho thấy bệnh nhân bụng phẳng, căng toàn bộ bụng, đau dội lại và căng cơ.
Qua khám lâm sàng, có thể xác định người này cần mổ cấp cứu, "mở ổ bụng thăm dò", vì 3 triệu chứng trên chẩn đoán rõ bệnh nhân bị "viêm phúc mạc lan tỏa". Hỏi bệnh sử của chú thì cơn đau đột ngột vùng bụng trên nhanh chóng lan ra toàn bộ bụng, người chú gầy rộc, có thể chú bị "bệnh dạ dày" nhiều năm, chẩn đoán ban đầu là thủng đường tiêu hóa trên.
Nội soi đá hồng.
Khi "viêm loét dạ dày" không được chữa khỏi, vết loét sẽ gây thủng dạ dày và có biểu hiện đau đột ngột vùng bụng trên. Khi dịch vị và cặn thức ăn chảy từ lỗ thủng xuống khoang bụng, cơn đau lan ra toàn bộ vùng bụng, người ta gọi là "bụng mảng".
Bệnh nhân được chỉ định nhịn ăn, bù nước, đặt ống giải áp đường tiêu hóa, liên hệ với khoa ngoại tổng quát. Sau khi chữa trị, nguyên nhân gây bệnh cũng xuất phát từ đá hồng do ăn quả hồng.
Nguy cơ khi ăn hồng sai cách
Hiện đang là mùa hồng được bán rộng rãi trên thị trường. Sau bữa cơm và bữa trà, được ăn một quả hồng to hay ăn một quả hồng treo gió mềm dẻo ngọt được cho là niềm mơ ước lớn của mọi "tín đồ của quả hồng". Tuy nhiên, hồng dù tốt nhưng lại chứa nhiều axit tannic, nếu ăn quá nhiều một lúc có thể hình thành sỏi trong cơ thể, gây tắc cứng dạ dày, nhẹ có thể gây đầy hơi, buồn nôn, nặng thì nguy hiểm đến tính mạng.
Ăn ít quả hồng thì sỏi hình thành cũng nhỏ hơn, nhìn chung có thể đào thải qua đường tiêu hóa mà không có triệu chứng. Nhưng một số viên sỏi chưa kịp thải ra khỏi môn vị của dạ dày, khó đi qua đường ra ruột non sẽ gây tắc ruột.
Sỏi không thải được ra ngoài, mắc kẹt ở dạ dày có thể khiến dạ dày ngày càng to lên, dễ gây xói mòn, viêm loét, chảy máu, thủng niêm mạc dạ dày của con người. Sau khi bệnh xuất hiện sẽ đi kèm các triệu chứng như đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, chán ăn, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi uống nước. Hoặc người bệnh có thể bị đau toàn bộ vùng bụng, ngừng đại tiện.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cơn đau bụng và nôn mửa trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây sốc, đe dọa tính mạng.
7 chú ý khi ăn hồng để tránh gây hại sức khỏe
- Không nên ăn quả hồng khi bụng đói, dễ tạo sỏi, hãy cố gắng ăn sau bữa ăn.
- Người lớn tuổi chức năng tiêu hóa giảm sút dễ mắc bệnh sỏi hồng do ăn nhiều. Vì chức năng của ruột kém, lại hay bị táo bón, dễ gây tắc ruột. Tình trạng tắc ruột nặng nếu không được thăm khám kịp thời sẽ gây hoại tử và vỡ ruột, gây viêm phúc mạc lan tỏa và nguy hiểm đến tính mạng.
- Không nên uống giấm trước và sau khi ăn hồng, và tránh ăn chung với các loại trái cây có tính axit như cam, kiwi.
- Không uống sữa trong vòng một giờ sau khi ăn quả hồng do chứa các chất đối nghịch, có thể gây ra hiện tượng ngộ độc.
- Không nên tiêu thụ quá nhiều một lúc.
- Không ăn hồng cả vỏ: Một số người cho rằng khi ăn hồng cả vỏ sẽ có vị đậm đà hơn, nhưng thực tế, cách ăn này là phản khoa học. Vì phần lớn axit tannic trong quả hồng tập trung ở vỏ nên khi ăn hồng cả vỏ, cơ thể không thể loại bỏ hết axit tannic có trong quả hồng, từ đó dễ hình thành sỏi dạ dày, đặc biệt là vỏ quả hồng xanh chứa cực nhiều tanin.
- Không nên ăn quả hồng chung với cua, cá, tôm và thực phẩm chứa nhiều đạm. Dưới tác dụng của axit tannic, các loại tôm cua, cá, tôm chứa nhiều đạm này rất dễ đông đặc lại và tạo thành sỏi dạ dày.
Nguồn và ảnh: QQ, Healthline, Kknews, Eat This