Trẻ nên ăn uống như thế nào để nhanh chóng hồi phục và hạn chế biến chứng hậu COVID-19?

Cha mẹ nên tránh chỉ cho trẻ ăn một loại thức ăn hay thực phẩm nào đó gây mất cân đối trong khẩu phần ăn.
Chia sẻ

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 15:31 04/03/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +118.780 3.878.220 40.512 95
1 Hà Nội +18.661 319.250 1.050 20
2 TP.HCM +3.126 541.987 20.291 2
3 Nghệ An +6.152 69.732 90 0
4 Bắc Ninh +5.648 94.001 107 0
5 Quảng Ninh +3.956 96.570 33 3
6 Nam Định +3.801 83.217 80 0
7 Sơn La +3.751 36.955 0 0
8 Hưng Yên +3.497 54.575 2 0
9 Lạng Sơn +3.250 36.143 43 2
10 Phú Thọ +3.168 70.513 37 2
11 Vĩnh Phúc +2.835 90.885 19 0
12 Thái Nguyên +2.793 77.252 50 1
13 Bắc Giang +2.673 69.093 46 0
14 Hòa Bình +2.610 51.056 73 1
15 Hải Phòng +2.581 74.848 124 1
16 Đắk Lắk +2.480 41.561 107 5
17 Lào Cai +2.414 37.068 20 1
18 Ninh Bình +2.364 38.762 61 2
19 Hải Dương +2.360 90.018 67 7
20 Yên Bái +2.358 30.246 6 0
21 Quảng Bình +2.335 29.089 34 0
22 Bình Dương +2.282 301.662 3.401 0
23 Tuyên Quang +2.269 31.039 8 0
24 Hà Giang +2.178 46.211 50 5
25 Thái Bình +2.131 64.169 15 0
26 Khánh Hòa +1.977 81.997 322 0
27 Bình Phước +1.948 62.448 195 1
28 Điện Biên +1.843 16.226 5 0
29 Cao Bằng +1.838 17.189 21 2
30 Cà Mau +1.708 66.198 295 0
31 Hà Nam +1.645 18.620 27 2
32 Đà Nẵng +1.465 60.949 266 4
33 Bình Định +1.450 55.414 226 3
34 Bà Rịa - Vũng Tàu +1.321 42.823 464 0
35 Thanh Hóa +1.056 45.624 73 6
36 Gia Lai +1.002 20.880 51 1
37 Quảng Trị +995 17.379 17 1
38 Lâm Đồng +983 30.961 96 4
39 Đắk Nông +836 17.878 38 1
40 Phú Yên +835 21.229 86 1
41 Hà Tĩnh +828 16.625 15 2
42 Bến Tre +817 45.440 421 0
43 Tây Ninh +691 91.838 843 0
44 Bắc Kạn +537 5.852 6 0
45 Bình Thuận +486 33.603 431 2
46 Quảng Ngãi +453 20.464 99 1
47 Thừa Thiên Huế +351 28.337 170 0
48 Quảng Nam +346 34.338 84 0
49 Vĩnh Long +293 55.745 790 0
50 Bạc Liêu +260 37.810 394 0
51 Đồng Nai +237 101.772 1.777 5
52 Kon Tum +193 7.203 0 0
53 Long An +165 42.755 991 0
54 Cần Thơ +147 45.592 918 2
55 Kiên Giang +101 34.746 898 3
56 Trà Vinh +83 39.560 248 1
57 An Giang +55 35.649 1.330 0
58 Đồng Tháp +47 48.058 1.012 1
59 Ninh Thuận +36 7.346 56 0
60 Sóc Trăng +35 32.837 592 0
61 Tiền Giang +29 35.161 1.238 0
62 Hậu Giang +15 16.309 203 0
63 Lai Châu 0 9.463 0 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 03/03/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

196.320.242

Số mũi tiêm hôm qua

647.273


Trong thời gian vừa qua, số lượng trẻ mắc COVID-19 đang có dấu hiệu tăng cao. Khi trẻ mắc bệnh, để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch, trẻ cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Việc thực hiện và tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng là thật sự cần thiết, bởi dinh dưỡng hỗ trợ và cải thiện "hàng rào" bảo vệ cơ thể, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi, đề phòng cơ thể suy kiệt dẫn tới suy dinh dưỡng và hạn chế những biến chứng nặng hậu COVID-19.

Trẻ nên ăn uống như thế nào để nhanh chóng hồi phục và hạn chế biến chứng hậu COVID-19? - 1

TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn cha mẹ cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mắc COVID-19 đang điều trị tại nhà.

Nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc COVID-19 đang điều trị tại nhà

Cha mẹ cần định kỳ theo dõi cân nặng và lượng thức ăn mà trẻ ăn vào xem có sụt giảm so với trước không và mực độ sụt giảm như thế nào.

Ít nhất 1 bữa ăn trong ngày của trẻ có cân đối khẩu phần.

Hằng ngày, trẻ phải ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm).

Lưu ý:

- Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt.

- Tiếp tục cho trẻ duy trì bú mẹ .

- Trẻ trên 2 tuổi cần đảm bảo tối thiểu lượng sữa công thức theo lứa tuổi là 500 ml sữa/ngày.

- Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml với trẻ trên 1 tuổi hoặc 0,75-0.8kcal/ml cho trẻ dưới 1 tuổi) để thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.

- Tránh thức ăn gây nôn và buồn nôn bằng những khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.

Chi tiết cách theo dõi và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mắc COVID-19 đang điều trị tại nhà

- Theo dõi cân nặng của trẻ: 3-5 ngày/lần, nếu trẻ có sụt cân từ 1-2%/1 tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp.

- Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào/ngày: Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào giảm dưới 70% so với bình thường trong thời gian trên 3 ngày thì cần được tư vấn bởi nhân viên y tế.

- Đảm bảo đủ nước cho trẻ: Dựa vào nhu cầu của trẻ, đảm bảo trẻ không khát, không có dấu hiệu thiếu nước như môi lưỡi khô, tiểu ít nước tiểu sẫm màu

- Ăn đủ rau tươi và trái cây

- Không cần cho trẻ em theo chế độ ăn đặc biệt, vẫn ăn bình thường nhưng cần đa dạng loại thực phẩm và chú ý bổ sung dầu mỡ và tăng cường protein giàu giá trị sinh học (thịt, cá trứng sữa, và các loại họ đậu đỗ ) trong khẩu phần ăn của trẻ.

- Nếu trẻ ăn kém do sốt, ho, mệt mỏi, ngạt mũi v..v thì cha mẹ có thể chia nhỏ bữa hoặc thay thế, bổ sung thêm 1-2 bữa phụ bằng các chế phẩm sữa có mức độ năng lượng cao.

Bảng nhu cầu rau xanh và trái cây của trẻ hàng ngày theo độ tuổi:

Trẻ nên ăn uống như thế nào để nhanh chóng hồi phục và hạn chế biến chứng hậu COVID-19? - 2