Cách đây vài ngày, cô Lin ở Thâm Quyến, Quảng Đông (Trung Quốc) đi tầm soát 2 bệnh ung thư. Vì siêu âm ổ bụng nên trước khi siêu âm 30-60 phút, cô cần nhịn ăn, uống nhiều nước và nhịn tiểu (bụng đói sẽ giúp cho kết quả siêu âm được chính xác hơn; uống nhiều nước và nhịn tiểu làm căng bóng đái, giúp ích nhiều cho việc quan sát hình ảnh trong ổ bụng. Đặc biệt là khi siêu âm phần tử cung, tiền liệt tuyến…).
Do đó, cô Lin đã uống 3,2 lít nước khi bụng đói, tương đương với 5,8 chai nước suối loại lớn 550ml.
Sau khi siêu âm về nhà, cô Lin bắt đầu cảm thấy buồn nôn, nôn mửa và co giật tay chân trong bữa trưa. Gia đình cho biết cô bị hạ đường huyết nên cho uống một cốc nước đường nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm mà thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Lúc này, gia đình ngay lập tức đưa cô đến Bệnh viện Nhân dân huyện Long Hoa cấp cứu.
Sau 4 giờ cấp cứu tích cực, cuối cùng cô Lin đã thoát khỏi cơn nguy kịch và tỉnh táo trở lại sau 8 giờ (Ảnh minh họa: Sohu).
Kết quả khám cho thấy cô Lin bị thiếu kali, ít natri, ít clo và mất cân bằng điện giải. CT não cho thấy mô não phù nề nhẹ, đó là các dấu hiệu điển hình của nhiễm độc nước. Cô được đưa đến khoa Nội tiết để cấp cứu.
Sau 4 giờ cấp cứu tích cực, cuối cùng cô Lin đã thoát khỏi cơn nguy kịch và tỉnh táo trở lại sau 8 giờ.
Nhiễm độc nước giống như trường hợp của cô Lin không phải là hiếm. Trước đó, tháng 9/2019, cô Wang, 50 tuổi ở Hà Nam (Trung Quốc) cũng bị nhiễm độc nước do uống 6 lít nước chỉ trong 2 giờ. Hay tháng 3/2020, một phụ nữ Quảng Châu (Trung Quốc), 27 tuổi, đã uống nhanh 2,5 lít nước trong vòng nửa giờ khiến cô bị "say nước", co giật đột ngột, mất ý thức và người lạnh toát.
Nhiễm độc nước giống như trường hợp của cô Lin không phải là hiếm (Ảnh minh họa: Ycwb).
Uống nhiều nước cùng một lúc gây nhiễm độc
Theo các bác sĩ thuộc khoa Nội tiết thuộc Bệnh viện Nhân dân huyện Long Hoa, khi tổng lượng nước nạp vào cơ thể vượt quá lượng nước thải ra, nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể, gây giảm áp suất thẩm thấu huyết tương và tăng lượng máu tuần hoàn, đây được gọi là tình trạng nhiễm độc nước.
Nhiễm độc nước hiếm khi xảy ra trên lâm sàng, và nguyên nhân phổ biến là do uống quá nhiều nước, rối loạn chức năng thận và tiết quá nhiều hormone chống bài niệu.
Bác sĩ nhắc nhở bạn uống nhiều nước là tốt nhưng uống nước nên cẩn thận và từ từ, không nên uống quá nhiều nước đun sôi trong một lần, một thời điểm, nếu không sẽ dễ làm tăng nguy cơ ngộ độc nước. Thay vào đó, hãy uống nước thành nhiều lần với các ngụm nhỏ.
(Ảnh minh họa: Pinterest).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong môi trường 25 độ C, không vận động và ở trạng thái tương đối yên tĩnh, lượng nước tiêu thụ hàng ngày của một người là 1 lít đối với trẻ em, 2,9 lít đối với nam giới trưởng thành, 2,2 lít đối với phụ nữ trưởng thành, 4,8 lít đối với phụ nữ có thai và 3,3 lít đối với phụ nữ đang cho con bú.
Trong trường hợp nhiệt độ cao hoặc lao động thể lực, tiêu chuẩn nước uống cho các nhóm khác nhau nên tăng lên 4,5 lít/ngày. Vượt quá ngưỡng này và uống hơn 3 lít nước trong thời gian ngắn sẽ gây ngộ độc nước.
Do đó, không nên đợi đến khi khát mới uống nước, hãy uống nước từ từ, không nên uống quá nhiều một lúc, tốt nhất không nên uống nước "sống", hãy uống nước đun sôi và hình thành thói quen tốt.
Nguồn tham khảo: Kknews, WHO, Healthline