Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm nay |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm nay |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +180.552 | 6.812.818 | 41.572 | 62 | |
1 | Hà Nội | +26.220 | 891.347 | 1.190 | 5 |
2 | TP.HCM | +2.052 | 575.229 | 20.317 | 3 |
3 | Nghệ An | +10.797 | 304.937 | 124 | 4 |
4 | Vĩnh Phúc | +8.875 | 199.627 | 19 | 0 |
5 | Phú Thọ | +8.335 | 200.476 | 62 | 0 |
6 | Bắc Ninh | +5.751 | 243.437 | 122 | 0 |
7 | Bình Dương | +5.285 | 349.372 | 3.418 | 2 |
8 | Hải Dương | +4.972 | 140.422 | 97 | 0 |
9 | Lạng Sơn | +4.941 | 87.400 | 55 | 0 |
10 | Thái Nguyên | +4.933 | 127.752 | 90 | 2 |
11 | Lào Cai | +4.810 | 93.534 | 29 | 1 |
12 | Hưng Yên | +4.533 | 143.816 | 5 | 0 |
13 | Sơn La | +4.504 | 94.698 | 0 | 0 |
14 | Đắk Lắk | +4.472 | 84.141 | 123 | 1 |
15 | Tuyên Quang | +4.297 | 76.745 | 12 | 0 |
16 | Hòa Bình | +3.984 | 135.285 | 94 | 0 |
17 | Cà Mau | +3.881 | 106.528 | 315 | 1 |
18 | Quảng Bình | +3.656 | 63.783 | 60 | 2 |
19 | Điện Biên | +3.608 | 50.821 | 14 | 2 |
20 | Bình Định | +3.115 | 92.567 | 254 | 1 |
21 | Thái Bình | +3.023 | 128.240 | 18 | 1 |
22 | Quảng Ninh | +2.999 | 211.639 | 83 | 3 |
23 | Bắc Giang | +2.978 | 204.955 | 80 | 2 |
24 | Yên Bái | +2.897 | 60.391 | 9 | 0 |
25 | Bến Tre | +2.686 | 65.428 | 435 | 0 |
26 | Cao Bằng | +2.658 | 47.674 | 26 | 0 |
27 | Nam Định | +2.599 | 163.290 | 128 | 0 |
28 | Lâm Đồng | +2.598 | 51.233 | 105 | 1 |
29 | Lai Châu | +2.572 | 37.911 | 0 | 0 |
30 | Bình Phước | +2.436 | 91.250 | 203 | 0 |
31 | Ninh Bình | +2.331 | 70.865 | 81 | 1 |
32 | Hà Nam | +2.241 | 48.541 | 50 | 0 |
33 | Quảng Trị | +2.160 | 45.104 | 32 | 0 |
34 | Hà Giang | +2.152 | 71.286 | 66 | 0 |
35 | Gia Lai | +2.078 | 36.608 | 72 | 3 |
36 | Vĩnh Long | +1.770 | 66.988 | 798 | 2 |
37 | Bắc Kạn | +1.702 | 21.436 | 11 | 1 |
38 | Tây Ninh | +1.586 | 106.792 | 850 | 1 |
39 | Đắk Nông | +1.465 | 34.276 | 42 | 0 |
40 | Khánh Hòa | +1.380 | 104.066 | 333 | 0 |
41 | Đà Nẵng | +1.297 | 82.294 | 311 | 3 |
42 | Trà Vinh | +1.186 | 49.059 | 254 | 0 |
43 | Thanh Hóa | +1.071 | 120.904 | 94 | 0 |
44 | Quảng Ngãi | +1.048 | 28.704 | 107 | 0 |
45 | Phú Yên | +1.005 | 34.992 | 104 | 1 |
46 | Kon Tum | +974 | 12.503 | 0 | 0 |
47 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +918 | 55.658 | 473 | 2 |
48 | Hà Tĩnh | +886 | 27.976 | 23 | 0 |
49 | Bình Thuận | +800 | 42.272 | 446 | 0 |
50 | Quảng Nam | +346 | 38.731 | 104 | 0 |
51 | Đồng Nai | +303 | 104.298 | 1.807 | 5 |
52 | Thừa Thiên Huế | +257 | 32.202 | 171 | 0 |
53 | Bạc Liêu | +251 | 41.590 | 413 | 3 |
54 | Long An | +240 | 44.905 | 991 | 0 |
55 | An Giang | +146 | 36.745 | 1.342 | 1 |
56 | Cần Thơ | +130 | 47.544 | 926 | 2 |
57 | Sóc Trăng | +93 | 33.436 | 596 | 0 |
58 | Kiên Giang | +73 | 36.298 | 928 | 3 |
59 | Đồng Tháp | +62 | 48.789 | 1.020 | 0 |
60 | Ninh Thuận | +60 | 7.806 | 56 | 0 |
61 | Hậu Giang | +56 | 16.726 | 212 | 2 |
62 | Tiền Giang | +18 | 35.404 | 1.238 | 0 |
63 | Hải Phòng | 0 | 104.092 | 134 | 1 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
200.729.854
Số mũi tiêm hôm qua
360.934
Theo Bộ Y tế, đến hết ngày 14/3, tổng số liều vắc-xin phòng COVID-19 đã được tiêm là 200.368.920 liều, trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.322.407 liều: Mũi 1 là 70.910.444 liều; Mũi 2 là 67.816.092 liều; Mũi 3 là 1.493.220 liều; Mũi bổ sung là 14.516.928 liều; Mũi nhắc lại là 28.585.723 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.046.513 liều: Mũi 1 là 8.748.917 liều; Mũi 2 là 8.297.596 liều.
Vắc-xin phòng COVID-19. (Ảnh minh họa).
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, có thể nói rằng chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 của Việt Nam đến nay đã thành công. Đặc biệt quan trọng đó là Việt Nam đã tổ chức thành công chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất trong lịch sử. Đến nay tỷ lệ tiêm các mũi vắc-xin cơ bản ở nước ta rất cao. Chúng ta đã sử dụng toàn bộ hệ thống y tế tham gia vào công tác tiêm chủng và đến nay trên toàn tuyến vẫn đang tiếp tục tiêm mũi 3. Chúng ta cố gắng để sớm đi đến đích vào cuối tháng 3 này với độ bao phủ mũi 3 lên mức cao nhất.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, việc tiêm chủng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc giảm tiến triển nặng của các ca bệnh COVID-19. Có thể nói rằng thời gian qua, chúng ta thấy số ca mắc COVID-19 ở nước ta gia tăng vì nhân tố biến chủng Omicron BA2 với sức lây lan rất nhanh so với biến chủng Omicron gốc.
Sau một năm triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19, Việt Nam đã tiêm chủng được hơn 200 triệu liều, riêng Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân đầu năm 2022 đạt khoảng 18 triệu liều.
Vai trò quan trọng của tiêm vắc-xin là làm giảm các ca bệnh nặng, điều này đã được chứng minh trong thực tiễn cho thấy giảm ca nhập viện, giảm ca nặng và ca tử vong rõ rệt dù số mắc ở nước ta gia tăng.
Khi chúng ta mở cửa, chúng ta chuyển phương thức quản lý rủi ro và quản lý yếu tố tăng nặng của bệnh nhân thay cho phương thức quản lý ca bệnh như trước đây. Hệ thống y tế ở nước ta tăng cường năng lực để có thể kiểm soát tốt tình hình dịch, kiểm soát tốt nguy cơ cũng như tỷ lệ tử vong với người mắc COVID-19.
Cũng theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, hiện Bộ Y tế đang lập kế hoạch, lên phương án tiêm vắc-xin cả về nhân lực, cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi và kể cả phương án tiêm mũi thứ 4 đối với người có bệnh nền và một số đối tượng cần bảo vệ.
Hiện Bộ Y tế đang giao cho các cơ quan chuyên môn, hội đồng khoa học, các chuyên gia để đánh giá, nghiên cứu một cách thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, hiệu quả để phù hợp với từng giai đoạn; Sẽ phân tích các yếu tố nguy cơ về những lợi ích và rủi ro để từ đó triển khai tiêm cho những đối tượng này.
Trong quyết định sửa đổi vừa ban hành ngày 1/3, Bộ Y tế cho phép tiêm vắc-xin Pfizer phòng COVID-19 liều 0,2 ml chứa 10 mcg cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Theo đại diện WHO tại Việt Nam, tương tự như với tất cả các loại vắc-xin khác, WHO và các cơ quan quản lý liên tục giám sát việc sử dụng vắc-xin COVID-19 để xác định và ứng phó với bất kỳ vấn đề an toàn nào có thể phát sinh. Thông qua các quy trình này, WHO chắc chắn rằng các vắc-xin COVID-19 vẫn an toàn để sử dụng, đặc biệt là ở trẻ em.