WHO giải đáp về việc tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi tại Việt Nam

Vắc-xin COVID-19 đã được đưa vào sử dụng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi kể từ quý 4 năm 2021 tại nhiều quốc gia.
Chia sẻ

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 07:25 27/02/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm nay
TỔNG +77.970 3.211.849 40.015 88
1 Hà Nội +10.783 247.785 954 24
2 TP.HCM +2.069 530.334 20.282 3
3 Nghệ An +3.985 48.488 82 0
4 Vĩnh Phúc +2.995 76.593 14 0
5 Hưng Yên +2.962 37.693 2 0
6 Tuyên Quang +2.737 19.833 7 0
7 Phú Thọ +2.696 41.096 29 3
8 Nam Định +2.654 46.617 61 5
9 Quảng Ninh +2.559 41.414 17 1
10 Hải Dương +2.534 49.062 54 3
11 Hòa Bình +2.373 38.482 61 2
12 Sơn La +2.136 21.833 0 0
13 Ninh Bình +2.063 27.704 46 1
14 Bắc Ninh +2.041 73.113 101 0
15 Hải Phòng +2.025 63.118 118 4
16 Bắc Giang +1.998 44.989 32 0
17 Yên Bái +1.954 19.485 6 0
18 Lào Cai +1.929 22.995 15 1
19 Đắk Lắk +1.896 30.010 99 0
20 Thái Bình +1.667 26.439 13 0
21 Hà Giang +1.590 20.240 44 4
22 Thái Nguyên +1.485 58.005 36 2
23 Quảng Bình +1.266 19.739 29 0
24 Khánh Hòa +1.211 73.687 317 0
25 Cao Bằng +1.112 9.853 16 0
26 Bình Phước +1.092 55.160 189 0
27 Điện Biên +1.067 9.447 5 0
28 Lạng Sơn +1.000 19.774 39 0
29 Đà Nẵng +986 54.533 239 5
30 Bình Định +918 49.654 210 4
31 Thanh Hóa +875 41.039 55 0
32 Bà Rịa - Vũng Tàu +866 38.265 456 0
33 Quảng Nam +829 32.305 68 3
34 Hà Tĩnh +748 12.712 9 1
35 Lâm Đồng +729 26.417 87 0
36 Gia Lai +712 16.547 45 0
37 Hà Nam +705 12.792 16 0
38 Bình Dương +696 296.309 3.398 0
39 Cà Mau +527 60.624 293 0
40 Quảng Trị +492 13.041 15 1
41 Lai Châu +475 5.604 0 0
42 Thừa Thiên Huế +248 26.919 170 2
43 Quảng Ngãi +236 18.534 88 3
44 Bắc Kạn +223 3.612 6 0
45 Tây Ninh +211 89.697 841 0
46 Bến Tre +198 43.551 420 0
47 Kon Tum +197 6.219 0 0
48 Bình Thuận +196 31.927 423 0
49 Đắk Nông +180 13.428 35 0
50 Bạc Liêu +163 36.757 388 1
51 Trà Vinh +130 38.898 245 5
52 Đồng Nai +128 100.998 1.762 2
53 Vĩnh Long +114 54.814 788 3
54 Kiên Giang +98 34.437 884 0
55 Long An +60 42.223 990 0
56 Cần Thơ +47 45.046 915 1
57 Đồng Tháp +30 47.921 1.006 1
58 An Giang +26 35.503 1.326 2
59 Ninh Thuận +22 7.213 56 0
60 Hậu Giang +17 16.266 203 0
61 Tiền Giang +9 35.099 1.238 0
62 Sóc Trăng 0 32.699 591 0
63 Phú Yên 0 17.258 81 1

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 27/02/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

193.408.292

Số mũi tiêm hôm qua

133.607


Theo thống kê của Bộ Y tế trong thời gian vừa qua, trẻ em dưới 18 tuổi mắc với tỉ lệ không nhỏ hơn so với người lớn, chiếm đến 19,3%. Tuy nhiên, lứa tuổi từ 5 đến 11 tuổi chiếm tỉ lên đến 8%.

Hiện trẻ mắc COVID-19 đang có xu hướng gia tăng. Bộ Y tế hiện lên kế hoạch bao phủ vắc-xin COVID-19 cho lứa tuổi từ 5 đến dưới 12. Tuy nhiên, vẫn còn một số phụ huynh đang băn khoăn về tính hiệu quả của vắc-xin.

WHO giải đáp về việc tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi tại Việt Nam - 1

Tiêm vắc-xin COVID-19. (Ảnh minh họa).

TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng mắc bệnh COVID-19 nhẹ hơn so với người lớn. Tuy nhiên, một số trẻ mắc bệnh có thể gặp các triệu chứng lâm sàng kéo dài.

Ngoài ra, đã có một số trường hợp mắc hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C), một tình trạng nghiêm trọng có thể kéo dài thời gian phục hồi của trẻ đối với COVID-19.

Trẻ em mắc các bệnh nền như tiểu đường túyp 1, dị tật bẩm sinh về tim, hệ tuần hoàn và béo phì có nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 cao hơn so với những trẻ không có các bệnh lý nền.

Các vắc-xin nằm trong Danh mục Sử dụng Khẩn cấp (EUL) của WHO hoặc đã được các cơ quan quản lý quốc gia có năng lực cao cấp phép sử dụng cho trẻ em, đều an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng, nhập viện và tử vong do COVID-19, và ở một mức độ nào đó, giảm sự lây truyền của bệnh.

“Chúng tôi hiểu rằng một số bậc phụ huynh Việt Nam lo ngại về tính an toàn của vắc-xin COVID-19. Chúng ta có các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt để giúp đảm bảo sự an toàn của tất cả các loại vắc-xin, bao gồm cả những loại vaccine dành cho trẻ em. Trước khi được phê duyệt bởi WHO và các cơ quan quản lý quốc gia để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, vắc-xin COVID-19 phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trong các thử nghiệm lâm sàng để chứng minh rằng những vắc-xin này đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được thống nhất về tính an toàn và hiệu quả.

Những hợp tác khoa học chưa từng có trong tiền lệ đã cho phép việc nghiên cứu, phát triển và ủy quyền vắc-xin COVID-19 được hoàn thành trong thời gian kỷ lục - để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đối với những vắc-xin này trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn an toàn cao.

Tương tự như với tất cả các loại vắc-xin khác, WHO và các cơ quan quản lý liên tục giám sát việc sử dụng vắc-xin COVID-19 để xác định và ứng phó với bất kỳ vấn đề an toàn nào có thể phát sinh. Thông qua các quy trình này, chúng tôi chắc chắn rằng các vắc-xin COVID-19 vẫn an toàn để sử dụng, đặc biệt là ở trẻ em.

Theo đó, vắc-xin COVID-19 đã được đưa vào sử dụng cho tất cả trẻ em từ 5 đến 11 tuổi kể từ quý 4 năm 2021 tại các quốc gia như Mỹ và Pháp. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, các quốc gia như Úc, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia và Philippines cũng đã đưa vắc-xin COVID-19 vào sử dụng cho tất cả trẻ em trong nhóm tuổi này.

Trước đó, từ ngày 11/2 đến ngày 15/2, Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai cuộc thăm dò dư luận tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi và công tác phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó có gần 400.000 lượt người tham gia trả lời. Viện đã chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, chọn hơn 18.700 mẫu, đại diện cho các giai tầng và 6 khu vực kinh tế - xã hội của cả nước.

78% cho rằng việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em 5-11 tuổi là rất cần thiết, cần tổ chức tiêm vắc-xin cho trẻ em càng sớm càng tốt; coi việc tiêm vắc-xin  phòng COVID-19 cho trẻ em giống như tiêm các loại vắc-xin thông thường (ho gà, uốn ván, lao, sởi...). Tỷ lệ này trong nhóm những người có con trong độ tuổi 5-11 tuổi là 76%.