Nhiều người cho rằng, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu rất nhạy cảm. Bởi, không ít gia đình ầm ĩ suốt ngày chỉ vì mẹ chồng nàng dâu bất hòa.
Mới đây ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), một người phụ nữ đã ghi lại cảnh cô cãi nhau với mẹ chồng. Cô kể, khi cô đang chăm sóc con trong phòng ngủ thì vì một chuyện nhỏ nhặt mà cô và mẹ chồng lại cãi nhau.
Sở dĩ dùng từ “lại” là vì đây không phải lần đầu tiên hai người cãi nhau, hầu như ngày nào mẹ chồng nàng dâu này cũng xảy ra cãi vã, không ai chịu nhường ai.
Lần này cuộc cãi vã rất nghiêm trọng, người phụ nữ trực tiếp đòi ly hôn. Cô nói, cô chấp nhận ra đi tay trắng, con sẽ để cho nhà chồng nuôi dưỡng.
Mẹ chồng xông vào phòng cãi nhau với nàng dâu.
Cứ thế, mẹ nói một câu con nói một câu, không ai chịu “xuống nước” trước.
Không còn cách nào khác, bố chồng bất lực quỳ xuống cầu xin vợ mình đừng cãi nhau với con dâu nữa, nếu không gia đình này sẽ tan vỡ.
Chắc mọi người sẽ nghĩ rằng tuy nàng dâu gặp phải mẹ chồng tai quái nhưng cũng may có người bố chồng thấu tình đạt lý, yêu thương con dâu. Nhưng sự thật không phải như vậy.
Bố chồng quỳ xuống van xin, bảo vợ bớt lời, đừng cãi nhau với con dâu nữa.
Nàng dâu cho biết, mặc dù bố chồng cố gắng nói đỡ cho cô, khuyên vợ đừng cãi nhau với con dâu nữa nhưng thực tế, ngày thường ông đối xử với con dâu cũng chẳng ra gì, thường xuyên mắng mỏ, chỉ trích cô. Chẳng qua, ông sợ nếu con dâu thực sự ly hôn thì con trai ông sẽ không còn vợ, cháu gái ông không có mẹ ở bên mà thôi.
“Khi mới lấy chồng, mẹ chồng đã thường xuyên làm khó tôi. Khi đó, tôi nghĩ mình là phận làm con, không nên cãi vã với mẹ chồng, mẹ nói gì cứ nhịn đi cho êm nhà êm cửa. Nhưng sau này tôi phát hiện ra, tôi càng nhẫn nhịn thì mẹ chồng càng được nước lấn tới.
Một lần tôi và mẹ chồng cãi nhau, bà đã ra tay đánh tôi. Tức giận, tôi đã đánh trả và sau lần đó mẹ chồng chỉ dám mắng chửi chứ không dám động tay động chân với tôi nữa”, người phụ nữ nghẹn ngào kể.
Người phụ nữ nói thêm, chồng rất yêu cô nhưng đứng giữa chữ tình và chữ hiếu anh không biết nên làm thế nào. Chính vì vậy, mặc dù biết mẹ và vợ mình thường xuyên xảy ra cãi vã nhưng anh lại phớt lờ coi như không biết cũng chẳng đứng về phía ai cả.
Tuyệt vọng, người phụ nữ nghĩ ly hôn có lẽ là lựa chọn tốt nhất. Nhưng khi nhìn đứa con gái ngây thơ của mình, cô lại không đành.
Mẹ chồng có 4 dấu hiệu này, chứng tỏ bà không phải là người mẹ chồng tốt
Mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu từ xa xưa đã là một vấn đề phức tạp. Đối với nhiều phụ nữ, việc hòa hợp với mẹ chồng là một trong những thử thách lớn nhất trong cuộc đời họ.
Một người mẹ chồng tốt phải là người tốt bụng, ân cần, thấu hiểu và có thể chăm sóc, hỗ trợ con dâu. Tuy nhiên, một số mẹ chồng thường xuyên có những hành vi quá đáng khiến con dâu cảm thấy phiền phức, khó chịu. Dưới đây là 4 dấu hiệu điển hình của một người mẹ chồng không tốt:
- Mong muốn kiểm soát mạnh mẽ:
Một số bà mẹ chồng rất thích kiểm soát lời nói và hành động của con dâu và phải can thiệp vào mọi việc từ ăn mặc đến bạn bè của con dâu. Sự kiểm soát này sẽ khiến con dâu cảm thấy rất khó chịu, ngột ngạt, không được tôn trọng.
Một người mẹ chồng tốt nên cho con dâu đủ sự tự do và tôn trọng những lựa chọn cũng như lối sống của cô ấy.
Nếu mẹ chồng quá kiểm soát, nàng dâu có thể bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách thích hợp. Giao tiếp với mẹ chồng nhiều hơn để bà hiểu được lập trường và điểm mấu chốt của mình.
- Mẹ chồng có tính thiên vị:
Sự thiên vị là vấn đề rất thường gặp của mẹ chồng trong cuộc sống. Một số bà mẹ chồng sẽ đặc biệt khắc nghiệt với nàng dâu nhưng lại rất khoan dung với những người khác.
Kiểu thiên vị này không chỉ khiến con dâu cảm thấy bị đối xử bất công mà còn có tác động tiêu cực đến toàn bộ mối quan hệ gia đình. Một người mẹ chồng tốt nên đối xử bình đẳng với tất cả con dâu của mình, đối xử với con dâu như con gái, con trai của mình.
Nếu mẹ chồng có hành vi thiên vị, con dâu bị đối xử bất công có thể cố gắng giao tiếp cởi mở với mẹ chồng để bà hiểu được tâm tư, nhu cầu của mình. Đồng thời, nàng dâu cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các thành viên khác trong gia đình.
- Can thiệp quá mức vào cuộc sống của con cái:
Một số bà mẹ chồng can thiệp quá mức vào cuộc sống của con cái, bao gồm cả hôn nhân, lựa chọn nghề nghiệp, công việc gia đình,… Hành vi này không chỉ khiến con cái cảm thấy khó chịu, căng thẳng mà còn có thể tác động tiêu cực đến hôn nhân của con cái.
Một người mẹ chồng tốt nên cho con mình đủ tự do, không gian và tôn trọng sự lựa chọn cũng như lối sống của các con.
Nếu mẹ chồng can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con cái, con cái có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách phù hợp. Nàng dâu có thể giao tiếp với mẹ chồng và để bà hiểu rằng mình có thể tự đưa ra những quyết định trong cuộc sống, đồng thời hy vọng bà sẽ không tọc mạch như vậy nữa.
- Mẹ chồng không tôn trọng bố mẹ của con dâu:
Một số bà mẹ chồng sẽ có thái độ thiếu tôn trọng với bố mẹ ruột của con dâu, thậm chí còn chỉ trích, đổ lỗi hoặc đối xử thờ ơ với họ. Những lời nói và hành động như vậy không chỉ khiến con dâu cảm thấy khó chịu, xấu hổ mà còn ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ hai bên gia đình.
Một người mẹ chồng tốt phải kính trọng bố mẹ của con dâu và quan tâm, hỗ trợ họ. Nếu mẹ chồng không tôn trọng bố của bạn, bạn có thể nói chuyện thẳng thắn để bà hiểu bạn cũng có bố mẹ sinh thành, đồng thời bày tỏ hy vọng bà cũng có thể kính trọng bố mẹ mình.