Cãi nhau với chồng, người vợ ôm con bỏ nhà đi nhưng cư dân mạng lại khen: "Rất tỉnh táo!"

Vợ chồng chị Vân không quan trọng Tết nội hay Tết ngoại, đón giao thừa ở đâu. Thay vào đó, anh chị thường luân phiên đón giao thừa ở hai nơi.

Việc hiếu nghĩa hai bên nội – ngoại sao cho vẹn toàn không phải là việc đơn giản. Chính vì thế mà ngay từ đầu tháng Chạp, nhiều gia đình đã bàn bạc chuyện ăn Tết nội hay Tết nội, chuyện biếu Tết hai bên nội ngoại sao cho hợp lý. Từ đó những bất đồng quan điểm đã xảy ra, châm ngòi cho “cuộc chiến” không hồi kết.

Nếu gia đình hai bên nội – ngoại gần nhau, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều vì việc di chuyển không tốn kém quá nhiều thời gian và chi phí. Nhưng, với những cặp vợ chồng có gia đình hai bên xa nhau thì lại khác, chuyện ăn Tết ở đâu là một bài toán khó.

Chị Trần Vân (SN 1989) cho biết, hai vợ chồng chị đều quê Nghệ An nhưng đã sống và làm việc ở Bình Dương nhiều năm nay. Mặc dù xa quê, mỗi mùa Tết chi phí di chuyển của cả gia đình tốn khoảng 30-50 triệu, nhưng hầu như năm nào vợ chồng chị cũng đưa hai con về quê ăn Tết.

Năm nay ăn Tết ở đâu: amp;#34;Thời đại mới rồi, tôi không quan trọng Tết nội hay Tết ngoại!amp;#34; - 1

Hầu như năm nào cũng vậy, dù bận bịu bao nhiêu, tốn kém thế nào cả nhà tôi cũng thu xếp để về quê ăn Tết. Bởi tôi nghĩ, cả năm chỉ có một cái Tết. Với con trẻ, không có giây phút nào quý giá hơn những ngày Tết sum họp được yêu thương, được chăm sóc bởi ông bà và quê hương. Đưa con về quê cũng là để con luôn nhớ về gốc gác của mình, cho con tận hưởng không khí ở quê, để con có một tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm”, chị Vân chia sẻ.

Bà mẹ 2 con cho hay, mặc dù nhà chị và nhà chồng đều ở Nghệ An nhưng cách nhau khoảng 50km chứ không hề gần. Tuy nhiên, vợ chồng chị không quan trọng Tết nội hay Tết ngoại, đón giao thừa ở đâu. Thay vào đó, anh chị thường luân phiên đón giao thừa ở hai nơi.

“Vì sống xa quê nên mỗi lần về quê ăn Tết, gia đình tôi đều sẽ ăn Tết ở cả hai nhà. Bởi năm hết Tết đến, bố mẹ nào mà chẳng mong con cháu sum vầy, quây quần bên nhau. Năm ngoái gia đình tôi đã đón giao thừa ở nhà ngoại rồi nên năm nay sẽ đón giao thừa ở nhà nội. 30 Tết – mùng 1 sẽ ở nhà nội, từ mùng 2 Tết đến mùng 4 sẽ tới nhà ngoại. Mùng 5 – mùng 6 lại về nội rồi ‘rút quân’, quay về Bình Dương đi học, đi làm thôi”, chị Vân chia sẻ.

Năm nay ăn Tết ở đâu: amp;#34;Thời đại mới rồi, tôi không quan trọng Tết nội hay Tết ngoại!amp;#34; - 2

Về phía chị Thùy Dung (hiện đang làm việc ở Hà Nội), vì lấy chồng xa nhà cách hơn 400km nên gần 10 năm nay chị chưa bao giờ được ăn Tết ở nhà ngoại. Vì vậy vào mỗi dịp Tết đến xuân về, mong muốn được ăn Tết với bố mẹ ruột trong chị lại càng lớn hơn.

Tôi lấy chồng gần 10 năm nay và chưa bao giờ tôi được về ăn Tết với bố mẹ. Vào đêm giao thừa, đứng ngắm pháo hoa tôi rất nhớ gia đình mình. Tôi có chia sẻ với chồng về khoảnh khắc ấy, anh có an ủi và động viên.

Lấy chồng thì phải theo chồng nhưng những năm gần đây, tư tưởng xã hội tiến bộ hơn, tư duy mới hơn, nhiều gia đình chọn phương án một năm ăn Tết nội, một năm ăn Tết ngoại. Năm nay vợ chồng tôi cũng bàn bạc về chuyện này, và quyết định về ăn Tết ngoại”, chị Thùy Dung chia sẻ.

Anh Xuân Trường (SN 1995, quê Sóc Sơn, Hà Nội) hiện đang làm việc tại một ngân hàng ở Hà Nội và mới kết hôn hồi đầu năm. Tết Giáp Thìn là cái Tết đầu tiên của hai vợ chồng nên gia đình anh sẽ đón giao thừa ở nhà nội, sau đó mùng 2 Tết sẽ về nhà ngoại.

Năm nay ăn Tết ở đâu: amp;#34;Thời đại mới rồi, tôi không quan trọng Tết nội hay Tết ngoại!amp;#34; - 3

Anh tâm sự: “Thời đại mới rồi, tôi không quan trọng Tết nội hay Tết ngoại. Nhiều người đàn ông cứ muốn đón giao thừa, mùng 1 ở nhà nội, lo liệu mọi việc nhà nội xong xuôi thì mới về ngoại nhưng tôi thì không.

Với tôi đâu cũng là nhà, bố mẹ hai bên nội ngoại đều như nhau. Tết là khoảng thời gian để con cháu sum vầy, chuyện trò cùng nhau nên cần thiết nhất là sự thoải mái, miễn sao gia đình có những phút giây vui vẻ bên nhau là được. Mà thực ra, nhà vợ tôi ở Ba Vì, hai nhà chỉ cách nhau khoảng 60km, hoàn toàn có thể di chuyển ngay trong ngày”.

Chị Hà Phương (hiện đang sống và làm việc ở Hà Nội) chia sẻ rằng, hoàn cảnh của chị khá đặc biệt nhưng vẫn muốn vẹn toàn việc hiếu nghĩa hai bên nên mỗi dịp Tết đến xuân về chị vẫn cố gắng ăn Tết ở cả hai nơi. Cụ thể là trước khi nên duyên với người chồng hiện tại, chị là mẹ đơn thân. Vì không thể chăm sóc chu đáo cho con nhỏ nên đành gửi con cho bố mẹ ở Nghệ An chăm. Sau khi lấy chồng, chị muốn đón con ra ở cùng nhưng vì gặp biến cố về kinh tế nên lại đành nhờ ông bà ngoại tiếp tục chăm sóc.

Tết đầu tiên khi lấy chồng, vì con nhỏ nên vợ chồng chị đã xin phép nhà nội ăn Tết ở nhà ngoại. Mặc dù chồng chị là con trai một trong gia đình hai anh em, cũng là cháu đích tôn nhưng bố mẹ chồng vẫn rất thông cảm và thấu hiểu nên đã đồng ý. Tới tối mùng 2 Tết, hai vợ chồng chị lại bắt xe về quê nội ăn Tết, tới mùng 5 thì trở lại Hà Nội làm việc.

Năm nay ăn Tết ở đâu: amp;#34;Thời đại mới rồi, tôi không quan trọng Tết nội hay Tết ngoại!amp;#34; - 4

Nhưng Tết năm ngoái và năm nay, gia đình chị lại ăn Tết nội trước, Tết ngoại sau. “Bố mẹ chồng rất quý con riêng của tôi, coi cháu như cháu ruột. Nhưng vì quê tôi ở Nghệ An, quê chồng ở Hòa Bình, phần vì xa xôi, phần vì công việc nên cả năm tôi không thể đón con ra thăm ông bà nội được.

Vì vậy 2 năm nay tôi thường xin nghỉ trước 2-3 ngày để về Nghệ An đón con ra Hòa Bình ăn Tết, để ông bà nội được thỏa nỗi nhớ mong. Tới ngày mùng 2 – mùng 3 Tết thì thuê xe riêng về Nghệ An rồi gửi con ở với ông bà ngoại. Tối mùng 5 Tết lại bắt xe đêm ra Hà Nội để sáng hôm sau đi làm”, chị Hà Phương chia sẻ.

Tuy nhiên chị Hà Phương cho biết thêm, năm nay chị có kế hoạch đón con ra sống cùng hai vợ chồng. Khi gia đình 3 người ở một chỗ rồi thì vợ chồng chị sẽ bàn tới phương án một năm ăn Tết nội, một năm ăn Tết ngoại.

Anh Thanh Tùng (hiện sống ở Hà Nội, lấy vợ ở Phú Thọ) chia sẻ, vì anh là con một nên Tết nào anh và vợ đều ăn Tết ở nhà nội. “Thực ra tôi cũng biết vợ rất muốn được đón giao thừa ở nhà ngoại, nhưng vì gia đình tôi neo đơn, để hai bố mẹ già ở nhà đón Tết tôi cũng không đành lành. Cũng may nhà vợ đông anh em, nên vợ và bố mẹ vợ rất thông cảm cho tôi”, anh Thanh Tùng nói.

Tuy nhiên từ trước Tết, vợ chồng anh vẫn sắp xếp thời gian cuối tuần về quê ngoại để thăm hỏi, tặng quà Tết cho bố mẹ. Tới đêm giao thừa, vào thời khắc chuyển giao, vợ chồng anh cũng gọi video cho bố mẹ để chúc Tết, để hai ông bà thông gia được gặp mặt nhau.

Thực ra, việc ăn Tết nội hay Tết ngoại đều quan trọng và có ý nghĩa như nhau. Mỗi dịp Tết đến, bố mẹ ông bà nào cũng muốn được quây quần, sum vầy bên con cháu, chẳng ai muốn xa con xa cháu những ngày này cả.

Vậy nên, nếu có thể thì hai vợ chồng nên sắp xếp ăn Tết ở cả hai nơi để vẹn toàn việc hiếu nghĩa. Nếu không có điều kiện, hai vợ chồng nên cố gắng thấu hiểu lẫn nhau, đặt mình vào vị trí của người kia để biết cách “cân” sao cho bằng.

Nhưng khi chọn nơi để về ăn Tết, hai vợ chồng nên đặt “3 ưu” lên hàng đầu, đó là ưu tiên cho xa, ưu tiên cho già và ưu tiên nhà neo đơn. Tết sẽ trọn vẹn niềm vui khi mỗi người nghĩ cho nhau nhiều hơn một chút.

Năm nay ăn Tết ở đâu: amp;#34;Thời đại mới rồi, tôi không quan trọng Tết nội hay Tết ngoại!amp;#34; - 5

Cùng vợ đi sắm Tết, hành động của người chồng khiến chủ cửa hàng vừa ngạc nhiên vừa mừng