Đi làm về thấy con dẫn bạn tới nhà, thấy cảnh trước mặt tôi đã làm một việc quá đáng

Chồng hết lòng quan tâm chăm sóc bố mẹ đẻ nhưng lại hờ hững với nhà ngoại. Làm nhiều tiền thế nhưng không bao giờ anh biếu bố mẹ vợ đồng nào.

Cưới nhau được 6 năm thì chuyện làm ăn của chồng bị phá sản và phải gán nhà cho chủ nợ. Số tiền còn thiếu khoảng hơn 1 tỷ, anh qua hỏi bố mẹ vợ mượn sổ đỏ để thế chấp ngân hàng vay tiền trả cho bớt lãi nhưng không được. Bởi ngôi nhà của ông bà còn có gia đình em trai tôi đang sống cùng, nếu chẳng may chồng tôi vay tiền ngân hàng rồi không trả nổi thì mọi người ra đường hết sao.

Chồng tôi cay cú nói bố mẹ tôi là “ăn cháo đá bát”, lúc anh ấy làm ra tiền biếu bao nhiêu cũng nhận, mỗi lần đi bệnh viện toàn tiền của chúng tôi bỏ ra, vậy mà khi gặp khó khăn thì phủi sạch. Những lời chồng nói xấu nhà ngoại, tôi chỉ biết để trong lòng, không dám than phiền với bố mẹ sợ 2 người nghe được sẽ đau lòng.

Thấy chồng tôi rơi vào bước đường cùng, bố mẹ anh ấy mới quyết định bán 1 mảnh đất và giúp anh thoát khỏi nợ nần.

Chồng tôi là người có nghị lực thật sự, tuy thất bại nhưng anh không bỏ cuộc mà quyết tâm làm lại từ đầu. Tôi cũng khâm phục bố mẹ chồng, họ rất tin tưởng anh ấy và chấp nhận cầm cố nhà cho con trai có tiền kinh doanh lại từ đầu.

Anh qua hỏi bố mẹ vợ mượn sổ đỏ để thế chấp ngân hàng vay tiền trả cho bớt lãi. (Ảnh minh họa)

Anh qua hỏi bố mẹ vợ mượn sổ đỏ để thế chấp ngân hàng vay tiền trả cho bớt lãi. (Ảnh minh họa)

Nhờ biết rút kinh nghiệm từ thất bại và sự cố gắng không ngừng nghỉ, cuối cùng chồng tôi đã vượt qua khó khăn, khôi phục lại cơ sở sản xuất. Mấy năm nay việc làm ăn của anh gặp rất nhiều thuận lợi và lợi nhuận liên tục tăng.

Đầu năm vừa rồi, chúng tôi đã chuyển từ xưởng sang công ty sản xuất có quy mô gần 1000 công nhân viên. Đơn hàng liên tục được ký và công nhân luôn có việc làm. Cuối năm nay, chồng tôi quyết định thưởng cho người lao động mỗi người 20 triệu. Đây là sự mong mỏi bao lâu nay của chúng tôi và cuối cùng cũng thực hiện được.

Ngôi nhà của bố mẹ chồng 2 tầng còn khá mới thế mà hôm vừa rồi về quê nội ăn Tất Niên anh ấy bàn đập bỏ đi xây mới hoành tráng nhất làng. Anh còn mạnh miệng nói bố mẹ cứ xây hết bao nhiêu anh chi tiền, miễn sao đẹp là được.

Bố chồng tiếc ngôi nhà mới sửa lại nên không muốn đập bỏ và khuyên chúng tôi để tiền tiết kiệm, lãng phí quá cũng không nên.

Bố chưa nói xong chồng tôi đã chuyển vào tài khoản của ông 500 triệu để xây nhà. Anh nói ứng trước cho bố bằng đó, còn thiếu bao nhiêu cứ gọi điện là có tiền. Trước sự thuyết phục của các con, cuối cùng bố mẹ chồng cũng đồng ý ăn xong Tết Nguyên Đán sẽ đập bỏ nhà cũ, khởi công xây nhà mới.

Anh còn mạnh miệng nói bố mẹ cứ xây hết bao nhiêu anh chi tiền, miễn sao đẹp là được. (Ảnh minh họa)

Anh còn mạnh miệng nói bố mẹ cứ xây hết bao nhiêu anh chi tiền, miễn sao đẹp là được. (Ảnh minh họa)

Thương bố mẹ nghèo khó, tôi phải lập quỹ đen để biếu ông bà mỗi tháng vài triệu cho bớt khổ.

Tối qua, tôi ngồi nói chuyện với chồng. Tôi bảo:

“Nhà nội đẹp như thế mà đập bỏ đi thật lãng phí, em chỉ mơ ước ông bà ngoại được sống trong ngôi nhà như thế là đủ rồi. Mỗi lần về quê thấy nhà của bố mẹ xập xệ, bức tường bong tróc, nền nhà đất mà xót ruột. Hay Tết này anh biếu nhà ngoại 1 khoản tiền như đằng nội để sang năm làm nhà. Như thế trong năm mới bố mẹ 2 bên đều có nhà đẹp, được không anh?”.

Chồng nhếch miệng nói:

“Lúc anh gặp khó khăn, quỳ xuống cầu xin bố mẹ vợ giúp đỡ, thế mà ông bà không động lòng, còn nói con rể không ra gì. Anh khắc sâu những lời đó trong trí nhớ, không bao giờ quên được. Thế nên đừng bao giờ nói chuyện biếu tiền bố mẹ vợ trước mặt anh”.

Bố mẹ tôi đã già, không biết có sống nổi vài năm nữa không, thế mà con rể vẫn còn hận chuyện của 11 năm trước. Tôi không biết nói sao để chồng xóa bỏ hận thù với bố mẹ vợ đây?

Giáp Tết chồng vẫn nhờ vợ bầu nấu 5 nồi lẩu gà đãi bạn, tôi nấu thế này khiến chồng tái mặt