Ngay từ ngày đầu về làm dâu, tôi và mẹ chồng đã xảy ra mâu thuẫn gay gắt. Bà luôn trách tôi chi tiêu hoang phí, không biết tiết kiệm, tiền lương chồng đưa cho bao nhiêu rồi cũng hết.
Mặc cho mẹ chồng góp ý phàn nàn, tôi vẫn làm theo những gì bản thân thích và cho là đúng. Tôi nghĩ bà ở thế hệ khác và cổ hủ lạc hậu nên bỏ lời khuyên của bà ở ngoài tai.
Có lần chồng tôi thất nghiệp, thu nhập giảm đột ngột, anh ấy phát hiện trong nhà không có tiền dự phòng nên rất bức xúc. Từ sau lần đó, anh không tin tưởng vợ nữa mà tin mẹ đẻ. Khi tìm lại được việc làm, anh chỉ đưa tôi đủ tiền chi tiêu trong tháng, số tiền còn lại anh đưa cho mẹ chồng giữ giúp.
Tôi phản đối gay gắt, thậm chí hai vợ chồng còn cãi nhau một trận rất lớn, tôi giận dỗi bỏ về nhà ngoại. Cứ tưởng về nhà ngoại được ông bà cưu mang bao bọc nào ngờ bố mẹ cho ngủ lại một đêm và hôm sau đưa tôi quay trả cho nhà nội. Bố tôi còn nói:
“Chúng tôi xin lỗi ông bà đã chiều chuộng con quá nên cháu hư. Bây giờ con đã là dâu của ông bà, cháu làm sai gì ông bà toàn quyền quyết định giáo dục, chúng tôi không liên quan gì nữa”.
Có lần chồng tôi bị thất nghiệp, thu nhập giảm đột ngột, anh ấy phát hiện trong nhà không có tiền dự trữ nên rất bức xúc. (Ảnh minh họa)
Bị bố mẹ thờ ơ, không còn chỗ nào nương tựa, tôi đành phải chấp nhận ở lại nhà chồng và cam chịu mọi sự chỉ bảo của chồng.
Vậy là suốt 20 năm qua, tiền lương của tôi làm ra tôi được giữ và tự chi tiêu cho bản thân, còn tiền của chồng làm ra chỉ đưa cho vợ vài triệu đi đình đám và đóng học cho con mỗi tháng. Số tiền còn lại chồng đưa cho mẹ chi tiêu sinh hoạt trong gia đình.
Nhiệm vụ hằng ngày của bà nội là đi chợ nấu cơm nước cho cả nhà. Những bữa cơm bà nấu rất ngon và đủ chất, chồng con tôi đều thích món ăn bà nội làm. Tháng nào bà cũng mua nhiều đồ ăn vặt, trái cây và sữa để cho các cháu ăn.
Tôi phải công nhận mẹ chồng rất có con mắt chọn quần áo, những thứ bà mua về chồng con tôi đều dùng hết, còn tôi mua về thì ai cũng chê.
Không ngờ bà sẵn sàng bỏ tiền ra nuôi các cháu 4 năm học đại học. Tôi cho là lương của chồng cao, mỗi tháng đưa cho bà nội nhiều, đã đến lúc phải chi ra, không thể nuốt trôi được.
Mẹ giữ tài chính của chồng tôi, đôi lúc tôi cảm thấy rất ức chế và bực bội vì không được anh ấy tin tưởng. Nhưng có khi tôi lại thấy vui vì không phải nặng gánh gia đình tính toán chi tiêu từng đồng và còn bị chồng trách chi tiêu hoang phí.
Đôi lúc tôi cảm thấy rất ức chế và bực bội vì không được anh ấy tin tưởng. (Ảnh minh họa)
Ngày con trai tôi chuẩn bị lấy vợ, con nói:
“Bọn con có khoản tiết kiệm 1,5 tỷ, gia đình bạn gái con cho 500 triệu, còn bố mẹ cho con bao nhiêu tiền để mua nhà ạ?”.
Tôi ấm ức nói:
“Mẹ lương thấp làm gì có tiền mà cho các con, bố con lương cao lắm nhưng làm được đồng nào đưa hết cho bà nội giữ rồi. Con hỏi xin tiền bà nội đó”.
Câu nói của mẹ chồng đáp mà tôi choáng váng:
“Mỗi tháng chồng con đưa cho mẹ đúng bằng với số tiền đã đưa cho con đấy. Nhưng mẹ không động vào một đồng nào, những năm qua mẹ dùng tiền lương hưu của bản thân để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, còn tiền của chồng con đưa mẹ đang gửi ngân hàng. Hiện tại có hơn 2 tỷ, mẹ nghĩ vợ chồng con nên cho mỗi cháu 1 tỷ để có vốn bước vào đời. Mai mẹ sẽ đi rút để vợ chồng con trao cho các cháu”.
Tôi đã quỳ sụp xuống trước mặt mẹ chồng nói lời xin lỗi vì đã hiểu nhầm bà bao lâu nay, cảm ơn lòng tốt của bà đã dạy cho tôi bài học. Thật may mẹ không để bụng và bảo gia đình yên ấm hạnh phúc như hôm nay là bà thấy hạnh phúc rồi. Nếu không có bà giữ tiền giúp, vợ chồng tôi làm gì có được khoản tiền lớn cho các con.