Vào những năm 1970s, khi đất nước mới bắt đầu vào thời kì xây dựng sau chiến tranh, nền giải trí của đất nước đã phát triển tại đất Sài Thành hoa lệ. Lúc này, hầu như nghệ thuật diễn xuất chưa phát triển bằng ca hát. Những giai nhân nức tiếng của Hà Thành cũng dần có động thái hội tụ về mảnh đất phía Nam Tổ quốc để cống hiến. Những gương mặt dưới đây chính là các bóng hồng làm nên 1 phần kí ức cho tuổi thơ của nhiều thế hệ bố mẹ, ông bà.
Tính từ bên trái qua là các mỹ nhân của nền giải trí nước nhà những năm 1970s.
Danh ca Mộc Lan
Mộc Lan tên thật là Phạm Thị Ngà, sinh năm 1931 tại Hải Phòng. Trong những năm thập niên 1950, Mộc Lan là cái tên иổi tiếng khắp làng giải trí với biệt danh tiếng hát “họa mi”. Không chỉ sở hữu giọng hát vi vút như tiếng hót của họa mi, Mộc Lan còn là cô gái sở hữu nhan sắc “đẹp như tranh vẽ”.
Cô không chỉ là nữ ca sĩ có mặt ở mọi đại nhạc hội, quán bar mà còn là gương mặt tràn ngập các kệ đĩa. Hình ảnh được phục chế lại qua app khắc hoạ rõ nét đường nét "hút hồn" của nữ danh ca năm xưa.
Cô sở hữu gương mặt tròn, hàng răng đều với nụ cười luôn thường trực. Mộc Lan nhanh chóng trở thành nữ ca sĩ của mọi nhà, cùng với đó cô làm say mê biết bao chàng trai. Tuy nhiên, đường tình duyên của cô lại không khởi sắc được như dung nhan.
Danh ca Quỳnh Giao
Ca sĩ Quỳnh Giao được sinh tại Vỹ Dạ của cố đô Huế vào năm 1946, với khuê danh là Nguyễn Phước Công Tằng Tôn Nữ Ðoan Trang. Quỳnh Giao có giọng hát cao vút, trong vắt như pha lê, có người gọi cô là “tiếng hát thủy tinh”.
Thời ấy bà được đánh giá rất cao về khả năng chuyên môn khi được sinh ra trong gia đình có dòng dõi mạnh về âm nhạc. Quỳnh Dao (ngoài cùng bên trái) thường kết hợp cùng Kim Tước, Mai Hương trong nhóm ca hát.
Dù là nghệ sĩ nhưng khi xưa Quỳnh Dao rất giản dị. Cô cũng không cầu kì tô son điểm phấn hay uốn tóc phi dê mà thường cắt bằng trên vai. Tuy không được lợi thế về nhan sắc nhưng vóc dáng của nghệ sĩ dương cầm rất chuẩn mực.
Danh ca Thái Thanh
Thưở đôi mươi, dù không phải mỹ nhân "sắc nước hương trời", Thái Thanh được yêu mến với nụ cười duyên, vóc dáng mình hạc xương mai. Bà thường kết hợp cùng với chị gái mình là ca sĩ Thái Hằng những năm 1950-1960. Xuất thân từ một gia đình giàu truyền thống cổ nhạc, sau khi vào Sài Gòn, bà vẫn giữ cốt cách nền nã, khoan thai của một thiếu nữ gốc Hà Nội.
Thời kỳ này, bà để kiểu tóc uốn xoăn, rẽ ngôi giữa đặc trưng của phụ nữ Sài Gòn thập niên 1960. Bước sang thập niên 1970, sau khi làm mẹ, Thái Thanh có nét đẹp phúc hậu, mặn mà. Bà là một trong những tên tuổi được nhiều nhiếp ảnh mời tham gia làm mẫu cho bộ sưu tập ảnh chân dung giai nhân Sài Gòn xưa.
Danh ca Châu Hà
Danh ca Châu Hà tên thật là Trần Thị Hồng Tâm, sinh năm 1935 trong một gia đình trí thức khá giả ở Hải Phòng. Trong làng nhạc miền Nam trước 1975, Châu Hà là một trong những danh ca tiêu biểu có giọng hát thiên phú. Bà sở hữu khuôn trăng tròn đầy và nụ cười tươi.
Năm xưa, bà sở hữu suối tóc đen suôn dài. Mỗi lần đi trình diễn, bà lại vấn tóc lên, tạo kiểu xoăn rẽ ngôi giữa đặc trưng của mốt làm đẹp thời bấy giờ. Chính ưu điểm về mái tóc đẹp này mà bà đã tìm được 1 nửa của mình là nhạc sĩ Văn Phụng.
Từ những hình ảnh đen trắng ở phía trên có thể thấy, năm xưa, làng nhạc Việt đã rất rộn ràng với những mỹ nhân tài sắc vẹn toàn. Khi đất nước còn vừa mới thống nhất, các loại mỹ phẩm cùng công nghệ làm đẹp phục vụ phái nữ chưa có nhiều, họ cũng đã áp dụng những bí quyết làm đẹp cơ bản nhất. Cộng thêm thần thái và tài năng của một người nghệ sĩ, những bóng hồng ấy toả sáng một cách đặc biệt.
Đa số chị em thập niên cũ đều rất quan trọng mái tóc. Bởi cha ông ta xưa kia vẫn quan niệm rằng: "Mái tóc là góc con người". Người con gái năm xưa, ai ai cũng chung thuỷ với loại nước gội đầu từ thiên nhiên như bồ kết, hương nhu, chanh,... Dù không được ủ hấp cầu kì nhưng mái tóc của họ vẫn đẹp rạng ngời.
Bồ kết thường được thu hoạch và phơi khô để dùng dần. Mỗi lần gội đầu, chị em thường vùi vào bếp củi nướng cháy sém vỏ, sau đó cạo sơ bụi và cho vào nồi nước nấu. Khi gội đầu chỉ cần pha loãng với nước giếng, tóc đen láy và rất bóng khoẻ.
Ở 1 số nơi, chị em còn tận dụng nước vo gạo để gội đầu và ủ tóc. Phương thức này giờ đây cũng được nhiều chị em áp dụng kích thích tóc mọc nhanh dài.
Với 1 số ca sĩ, khi đi chụp ảnh studio hoặc trình diễn sẽ áp dụng kiểu bới tóc cao bồng với phần tóc được độn xơ mướp hoặc độn từ chính tóc rối thật ở bên trong. Kiểu tóc này khiến cho gương mặt thêm phần khí chất, đồng thời ăn gian được chiều cao và rất hợp với áo dài.
Một số khác sẽ chọn cách uốn tóc xoăn phi dê bồng bềnh. Đây là mốt làm tóc rất thịnh hành hàng chục năm trước. Tuy quy trình làm rất cồng kềnh nhưng hầu hết phái nữ đều cố gắng tiết kiệm để được làm tóc phi dê.
Ảnh nguồn: nhacxua.vn.