Chắc hẳn nhiều người không quá xa lạ với bệnh viện Từ Dũ - bệnh viện phụ sản lớn và nổi tiếng nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Bệnh viện là nơi gửi gắm niềm tin của nhiều gia đình hiếm muộn và cũng là ra đời của rất nhiều thế hệ em bé. Và cái tên Từ Dũ đã được đặt theo tên của vị mẫu nghi thiên hạ Từ Dũ thái hậu. Không phải ngẫu nhiên mà người đời sau lại tôn kính chọn tên của bà để xây dựng nên nơi tôn nghiêm như vậy.
Chân dung của Đoan Huy Hoàng Thái Hậu.
Bức tượng tưởng niệm bà được đặt uy nghi tại bệnh viện Từ Dũ.
Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) tên thật là Phạm Thị Hằng, sinh năm 1810 tại giồng Sơn Qui, nay thuộc xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Bà là ái nữ của Thượng thư Bộ lễ Phạm Đăng Hưng. Năm 14 tuổi bà được vợ vua Gia Long là Thuận Thiên Cao hoàng hậu tuyển vào cung làm vợ vua Thiệu Trị, sau đó bà sinh ra Nguyễn Phúc Hồng Nhậm - tức vua Tự Đức sau này.
Từ Dụ hoàng thái hậu là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Vua Tự Đức được mẹ giáo dục kiến thức, lễ giáo từ nhỏ. Bà là người thầy quyết định sự hình thành tri thức cũng như đạo lễ và nếp sinh hoạt Nho giáo, khuôn phép của vua Tự Đức sau này. Chính vì vậy mà tuy nhỏ tuổi hơn nhưng ông vẫn được vua cha Thiệu Trị chọn làm người kế vị.
Khi lịch sử triều Nguyễn có nhiều lúc huy hoàng vụt tắt nhưng ông không bị tha hóa vào lối ăn chơi sa đọa, chèn ép dân tình.
Nhờ mẹ kèm cặp mà từ nhỏ, vua Tự Đức đã chăm đèn sách, dùi mài kinh sử, khi lên ngôi, tuy việc nhiều nhưng ông vẫn không quên học hành. Chính nhờ có sự dạy dỗ của mẹ mà sau này vua Tự Đức trở thành một vị vua tốt, ham học, hiểu biết nhiều và đặc biệt rất yêu thích thơ văn, được mệnh danh là vị vua hay chữ nhất triều Nguyễn. Người đời sau vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện Hoàng Thái hậu Từ Dụ dạy con rất nghiêm khắc nhưng vẫn rất nhân văn.
Bà Từ Dụ không chỉ dạy con tốt, mà còn được dân chúng yêu quý vì tình cách thương người, đoan trang và nhã nhặn. Là mẫu hậu của cả một triều đại lớn nhưng bà vẫn sống rất tằn tiện, giản dị. Những đời vương phi khác luôn đốt cả kho vàng bạc châu báu để dưỡng nhan, cung đấu nhau, thì bà lại làm đẹp từ những bí kíp rất thiên nhiên. Và thật may mắn là sử sách lưu trữ lại kho tàng làm đẹp vô giá của bà vẫn được truyền lại cho tới ngày nay.
Làm đẹp bằng hoa cung nữ
Có một giai thoại được kể lại rằng, bà Từ Dụ mất năm 1902 thọ 92 tuổi. Suốt quãng đời của mình, bà luôn dành sự quan tâm đến làn da. Các bậc danh y giỏi thảo dược, y thuật chế tạo ra các bài thuốc làm đẹp da từ hoa cung nữ cho bà. Hoa cung nữ có màu hồng tím, mùi hương nhẹ dịu tinh khiết và có sức sống mãnh liệt. Dù trời nắng cháy hay mưa dầm dề, cây vẫn mặc nhiên ra hoa và tàn dần vào sáng hôm sau.
Cho đến khi lâm chung, người ta vẫn nhìn thấy ở Từ Dũ thái hậu một gương mặt hồng hào, da dẻ mềm mại như da thiếu nữ. Những dấu vết tàn nhang, đồi mồi thể hiện vết tích của thời gian dường như rất ít.
Ba tháng sau khi cây ra hoa, quả của nó nhỏ như hạt tiêu chín, màu sắc đen sẫm. Trong ruột có chứa một loại phấn màu trắng, bôi thứ phấn trắng đó lên mặt sẽ có cảm giác dễ chịu, làn da như được thanh lọc bụi bẩn chốn hoàng cung. Đồng thời khi lấy cánh hoa hồng vắt ra thành nước, sau đó đưa bôi lên da mặt, khuôn mặt sẽ nổi lên màu hồng tự nhiên có nét e thẹn, đắm đuối của mỹ nhân.
Giảm eo, mờ rạn da bụng bằng muối và gừng
Quấn muối và gừng để giảm eo là phương pháp làm đẹp truyền thống của các bà hoàng. Sau này khi cuộc sống hiện đại, con người dần quen với những phương pháp làm đẹp khác như sử dụng thuốc giảm cân, hút mỡ, phẫu thuật thẩm mỹ,… tuy tác dụng nhanh nhưng có khả năng lớn gây hại cho sức khỏe và rất tốn kém.
Sinh 3 người con cho Thánh Tổ Hoàng đế và Từ Dụ thái hậu đều áp dụng công thức muối rang gừng nóng, bọc vào vải và chườm lên bụng để đánh tan mỡ dưới da.
Gội đầu bằng bồ kết và làm mỹ phẩm từ cây nhà lá vườn
Để có một mái tóc đẹp, các bà ở nội cung chỉ dùng bồ kết gội đầu cho tóc có màu đen nhánh và mượt mà. Một phương pháp được nhiều người ưa chuộng là lấy nùi điển điển (nút chai rượu Champagne của người Tây) đốt thành than. Sau đó lấy tăm hoặc bông chấm than, kẻ lên đầu xóa hết các vùng chân tóc thưa hoặc phủ lên vùng bị bạc. Loại than này cũng được dùng làm chì kẻ mắt vì màu thật, hợp với da.
Câu nói "Cái da cái tóc là góc con người" xưa kia được coi trọng lắm.
Do thời điểm này chưa thịnh hành mỹ phẩm phương Tây nên chốn hậu cung thường dùng loại sáp ong pha phẩm màu. Sáp ong phải chọn loại sáp ong ruồi (càng nhồi càng mềm mại), sau đó trộn với màu ưa thích như hồng, cánh sen, hổ hoàng nhồi đều. Son này được các bà dùng bôi lên môi tạo độ bóng tự nhiên, làm môi mềm, lâu phai màu.
Uống canh nhân sâm
Đương thời, thái hậu Từ Dũ còn tham gia triều chính là cố vấn cho vua Tự Đức gỡ rối nhiều nút thắt. Các công việc trong ngày của bà rất bận rộn và không an nhàn như vương phi triều đại khác. Do đó, bà luôn phải chọn các món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe, giúp da khoẻ đẹp từ bên trong. Và canh nhân sâm chính là 1 trong số đó.
Ngày nay, có rất nhiều công thức nấu với nhân sâm như hầm với ngó sen, hạt sen, táo tàu, gà hay thậm chí là nấu với chè. Phải nữ có thể học hỏi để bồi bổ sức khỏe và dưỡng nhan cho mình.