Làn da hoàn hảo của Phạm Băng Băng.
Phạm Băng Băng, biểu tượng nhan sắc của làng giải trí Hoa ngữ, luôn nổi tiếng với sự đầu tư nghiêm túc cho việc chăm sóc sắc đẹp. Gần đây, hình ảnh "tường thành nhan sắc" xứ Trung vừa ăn vừa đắp mặt nạ đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Nhiều người ngưỡng mộ sự tận dụng thời gian triệt để của nữ diễn viên, nhưng cũng không ít người đặt câu hỏi về hiệu quả thực sự của phương pháp làm đẹp “bất chấp” này.
Phạm Băng Băng nổi tiếng với làn da trắng sáng không tỳ vết.
Để có được làn da tiệm cận độ hoàn hảo này, nữ diễn viên cũng phải rất chú trọng đến việc chăm sóc từ trong lẫn ngoài.
Trong đó, câu chuyện ngôi sao 39 tuổi thường đắp mặt nạ 2-3 ngày/lần, nhưng cũng có lúc một ngày/lần từng khiến cõi mạng xôn xao.
Mới đây nhất, đoạn clip ghi lại cảnh mỹ nhân U50 vừa ăn tối vừa đắp mặt nạ ở phim trường càng làm nhiều người ngỡ ngàng.
Hình ảnh Phạm Băng Băng vừa ăn vừa đắp mặt nạ cho thấy cô đang sử dụng một loại mặt nạ giấy mỏng, ôm sát khuôn mặt. Tuy nhiên, hành động này dù có thể giúp da dẻ được cung cấp dưỡng chất, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho làn da.
Đắp mặt nạ dưỡng da khi ăn có hiệu quả?
Theo đó, một số chuyên gia về chăm sóc da đã khuyến nghị rằng khi đắp mặt nạ, bạn nên hạn chế cử động cơ mặt, đặc biệt là khi sử dụng các loại mặt nạ dưỡng da. Nguyên nhân là khi cơ mặt hoạt động liên tục, chẳng hạn như nói chuyện hoặc cười, lớp mặt nạ có thể bị kéo giãn, gây ra sự căng da không đều, dễ dẫn đến hình thành nếp nhăn. Đây là lý do tại sao việc giữ yên tĩnh, thư giãn khi đắp mặt nạ thường được khuyến khích để dưỡng chất thấm vào da tốt hơn và tránh gây căng thẳng cho làn da.
Cử động miệng khi ăn sẽ làm xê dịch mặt nạ, giảm diện tích tiếp xúc của mặt nạ với da, khiến dưỡng chất khó thẩm thấu. Hơn nữa, một số loại mặt nạ cần được giữ cố định trên da trong một thời gian nhất định để đạt hiệu quả tối ưu. Việc ăn uống sẽ làm gián đoạn quá trình này.
Đồng thời không loại trừ tình huống khi ăn uống, thức ăn có thể dính vào mặt nạ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây viêm nhiễm da. Việc chạm tay vào mặt nạ khi ăn cũng làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn.
Đắp mặt nạ dưỡng da đúng cách
Trên thực tế, đắp mặt nạ dưỡng da là một bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da, giúp cung cấp dưỡng chất và cải thiện nhiều vấn đề về da. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, cần áp dụng đúng cách, với sự hiểu biết về loại da và các nguyên tắc cơ bản.
- Lựa chọn mặt nạ phù hợp là yếu tố then chốt: Làn da của mỗi người có nhu cầu khác nhau. Da khô sẽ cần các sản phẩm giàu độ ẩm, như mặt nạ dạng kem hoặc gel, giúp cấp nước và làm dịu da. Trong khi đó, da dầu sẽ cần những loại mặt nạ có khả năng hút dầu, giúp kiểm soát lượng bã nhờn và tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông.
- Chú trọng tần suất và thời gian đắp mặt nạ: Việc đắp mặt nạ quá thường xuyên có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da, khiến da dễ bị khô và tổn thương. Thay vì vậy, chỉ nên sử dụng mặt nạ 2-3 lần mỗi tuần. Thời gian đắp cũng cần được kiểm soát, bởi đắp quá lâu có thể làm mặt nạ khô cứng và hút ngược độ ẩm từ da, gây tác động xấu.
Thời gian lý tưởng khi đắp mặt nạ là 15-20 phút, không nên đắp quá lâu.
- Thư giãn và yên tĩnh là cần thiết khi đắp mặt nạ: Điều này không chỉ giúp cơ thể được nghỉ ngơi mà còn ngăn ngừa việc hình thành nếp nhăn. Khi cử động nhiều, các lớp mặt nạ có thể kéo giãn da, làm giảm hiệu quả dưỡng chất và thậm chí dẫn đến nếp nhăn.
- Làm sạch da sau khi đắp mặt nạ: Nhiều người có thói quen giữ lớp mặt nạ dưỡng chất trên da mà không rửa sạch, tin rằng điều này sẽ làm da hấp thụ tốt hơn. Tuy nhiên, đây là một hiểu lầm. Làm sạch da sau khi đắp mặt nạ giúp loại bỏ các chất dư thừa và làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp da sẵn sàng cho các bước dưỡng tiếp theo.
Một số loại mặt nạ như mặt nạ ngủ có thể đắp qua đêm mà không lo tình trạng độ ẩm của da bị ảnh hưởng.
Nhìn chung, đắp mặt nạ dưỡng da là một phương pháp làm đẹp hiệu quả nếu thực hiện đúng cách. Sự hiểu biết về loại da, tần suất sử dụng, và quy trình thực hiện sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích từ mặt nạ mà không gặp phải những vấn đề không mong muốn.