Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay ông Trời), nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công.
Để "lấy lòng" các vị trọng thần này, dân gian thường bày cỗ cúng tiễn ông Táo về trời với những món ngọt hoặc các món ăn truyền thống cùng giấy tiền vàng mã, hia và áo mũ, cá chép giấy.
Năm nào cũng vậy, từ 20 đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch là chị em nội trợ lại cùng nhau sắm sửa lễ vật, làm mâm cỗ cúng để tiễn ông Táo về trời. Và cũng ngay sau đó, trên mạng xã hội lại ngập tràn các mâm cỗ đủ sắc màu từ truyền thống đến hiện đại do chính tay chị em làm.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của chị Tô Hưng Giang.
Mới đây, bà mẹ siêu hot mạng xã hội Tô Hưng Giang (Hà Nội) khiến ai cũng phải "tròn mắt" ngưỡng mộ khi chia sẻ mâm cỗ tiễn ông Công ông Táo về trời của mình để mong một năm mới hạnh phúc tràn đầy và phát đạt hơn năm cũ.
Năm nay, thực đơn của chị bao gồm: Bánh bao đào tiên, chả ram, hành tím, lạp xưởng, gà luộc, rau luộc, xôi vò cá chép, canh ngô, rau củ quả, nấm nấu cùng móng giò. Trong đó, bánh bao đào tiên và chả ram chị mua về, hành tím và lạp xưởng nhà có sẵn nên thời gian chị làm không tốn kém nhiều. Chị tạo điểm nhấn và trang trí mâm cỗ cúng khi sử dụng bộ bát đĩa hồng với mong muốn một năm mới hồng phát.
“Theo kinh nghiệm của mình thì khi làm cỗ có nhiều món, nên hình dung trước các món cần nấu và dự kiến trình tự chế biến để sắp xếp thời gian hợp lý cho từng món, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian. Đối với một số món có thể chế biến nguyên liệu từ hôm trước, hôm sau chỉ việc nấu và trình bày”, chị Hưng Giang chia sẻ kinh nghiệm muốn làm cỗ nhanh gọn chính là phải lên kế hoạch và sắp xếp công việc hợp lý.
Chị sử dụng bộ bát đĩa hồng vô cùng đẹp.
Như thường niên 23 tháng Chạp, chị Nhung Ngô (Hà Nội) lại tất bật chuẩn bị cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo. Chị Nhung tâm sự, đến bây giờ chị vẫn là thích Tết xưa, cỗ Tết cổ truyền cho bữa cơm gia đình thêm sum vầy ấm cúng. Chính vì vậy chị Nhung cầu kỳ bày mâm cao cỗ đầy giống như năm trước để tổng kết năm cũ và chuẩn bị về quê ăn Tết cùng ông bà.
Mâm cỗ của chị Nhung Ngô.
Chị Khánh Nguyễn (Hà Nội) năm nay chuẩn bị mâm cỗ cúng vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, ai nhìn mâm cỗ cúng của chị cũng bị thu hút bởi món cua bắt mắt. Chị Khánh Nguyễn dí dỏm cho biết, năm nay chị cúng ông Công ông Táo từ 22 tháng Chạp để tiễn các Ngài đi sớm cho đỡ tắc đường.
Với chị Nhung Nguyễn để làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chị phải sắp xếp mọi việc sao cho phù hợp vì gia đình có con nhỏ. Mặc dù vừa làm vừa bế con bận nhưng chị Nhung Nguyễn vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình để cúng ông Công ông Táo. Mặc dù đến nay đã hơn 30 tuổi nhưng chị vẫn rất thích Tết, thích không khí và những ngày giáp Tết này.
Chị Trần Thị Thu Trang (Hà Nội) cũng phải hì hụi mãi mới xong mâm cỗ cúng của mình. Thực đơn của chị gồm có: Canh măng móng giò, gà luộc, bánh trưng, giò lụa, giò xào, khoai lệ phố, bò lúc lắc, rau cải luộc, xôi gấc.
Mâm cỗ của chị Trần Thị Thu Trang.
Mâm cỗ cúng của chị Thảo Nguyên.
Chị Lê Nữ Xuân Thời vì bận đi làm nên cúng món ăn đơn giản.
Mâm cỗ cúng của chị Vũ Thanh Hoan hoàn thành trong vòng 2 tiếng rưỡi gồm bánh chưng, kiệu muối, giò bê, nem rán, bò sốt tiêu đen ăn kèm bánh bao, rau tiến vua xào mề chay, nấm hương, gà xông khói, canh rau củ nấu móng giò, xôi gấc tạo hình cá chép.
Chị Ngân Lê tất bật từ sáng sớm cũng xong mâm cỗ để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.
Chị Huyền Vũ năm nào cũng vội vàng làm cơm cúng ngày 23/12. Năm nay chị cũng phải dậy từ 6h sáng làm cơm để kịp trước 12h tiễn ông Công ông Táo.
Thực đơn cỗ cúng của chị Trần Thị Minh gồm xôi gấc, gà luộc, nem rán, tôm hấp xả, thịt kho đông, tai lợn cuốn, canh xương khoai tây, rau cải chíp.
Bạn Táo Ngố cũng tranh thủ làm mâm cỗ cúng đơn giản.
Chị Tú Linh làm trang trí mâm cỗ vô cùng đẹp mắt với bộ bát đĩa hoa sen.
Chị Quyên đi chợ nấu nướng từ 8h đến 2h chiều mới xong xuôi mâm cỗ đơn giản thắp hương. Chị chia sẻ: “Thấy các mẹ bày biện được mâm cao cỗ đầy cúng ông Táo thực sự mình thấy phục quá. Nhà mình có 2 thằng cún chuẩn bị rồi đưa được bạn anh đi học cũng đã 8h rồi. Sau đó, mình vừa đi chợ nấu nướng chạy ra chạy vào trông bạn em mà lên được mâm cúng đơn giản như này cũng mất tới 2h đồng hồ rồi. Chắc ông Táo nhà mình bị tắc đường mất rồi nhưng mong lòng thành của mình được chứng giám”.
Vì nhà vắng một nửa nên chị Nguyễn Thị Minh Thuận chuẩn bị mâm cỗ đơn giản tiễn ông Táo lên trời.
Bạn Xu Trang tranh thủ con ngủ làm mâm cỗ từ 5h sáng.
Chị Xuân nấu mất 2 tiếng và 30 phút đi chợ, tranh thủ bà trông con để làm mâm cỗ cúng. Mâm cỗ nhà chị gồm: cải chip luộc, gà luộc, hành muối, giò xào, lòng mề gà xào dứa, hành tây và giá đỗ, tôm chiên xù, xôi gấc, giò, canh sườn rau củ.