Công việc phiên dịch khá bận rộn nhưng chị Thu luôn dành thời gian để chăm chút cho tổ ấm gia đình, nhất là chuyện ăn uống, bếp núc cho chồng con.
Với chị Thu, bữa cơm gia đình chính là giây phút cả nhà quây quần bên nhau, không thể ăn cho qua được. Và để có bữa ăn thơm ngon, hợp khẩu vị cũng không quá khó, chỉ cần biết cân đối, sắp xếp thời gian khoa học là được.
Không tích trữ đồ ăn chỉ mua đủ trong ngày
Quy tắc đi chợ của chị Thu là không mua quá nhiều thực phẩm rồi tích trữ trong tủ lạnh mà chỉ mua đủ những thứ cần thiết. Trước khi đi chợ chị Thu luôn hình dung sẵn hôm nay mình sẽ nấu món gì và mua vừa đủ, tuyệt đối không mua nhiều. Kể cả gặp hàng rẻ chị cũng không mua thêm tránh tình trạng ăn không hết, bỏ đi lãng phí, hoặc để mất ngon.
Chị Thu chia sẻ: "Do công việc bận rộn, lại có hai con nhỏ nên trong tuần mình ưu tiên làm các món đơn giản, hoặc sáng đi chợ về rồi sơ chế trước để tiết kiệm thời gian mà vẫn đủ dinh dưỡng cho cả gia đình. Ví dụ, cua mình mua về xay sẵn, lọc cho vào từng hộp, đến bữa trưa hay chiều chỉ việc mang ra nấu. Cá muốn nướng thì ướp sẵn sả, gừng, tỏi để sẵn lúc nào ăn sẽ mang ra làm".
Khi chưa lấy chồng, mình là cô gái không thích nấu ăn, không thích chuyện bếp núc nội trợ vì đã có mẹ lo hết mọi thứ. Đi học đại học ở ký túc xá lại toàn ăn cơm quán. Cho tới khi có gia đình rồi, nhất là khi sinh con, mình mới thấy 1 bữa ăn đảm bảo để có sức khỏe cho cả gia đình là vô cùng quan trọng. Đặc biệt mỗi lần nấu món ngon, chồng và các con ăn ngon miệng, cả nhà quây quần vui vẻ, mình thấy thực sự không gì có thể mua được những khoảnh khắc đầm ấm, yên vui đó của gia đình. Do đó, tuy công việc thật sự rất áp lực nhưng mình vẫn luôn cố gắng mày mò học cách bố trí khoa học, nêm nếm gia vị để món ăn ngày một ngon, hấp dẫn hơn.
Bữa ăn của gia đình mình không quá cầu kỳ phải sơn hào hải vị, hay cao lương mĩ vị gì. Tay nghề của mình cũng không phải quá xuất sắc, mình nấu bằng tình cảm chỉ là hợp khẩu vị với mọi người trong gia đình thôi".
Chị Thu không quá khắt khe tiền ăn trong 1 ngày, trung bình chỉ từ 100 nghìn đồng
Gia đình chị Thu có 4 thành viên, hai vợ chồng chị và hai con, trong đó một bé 4 tuổi, một bé 2 tuổi, đều đã đi lớp. Các con chị ngoài những buổi sáng và trưa ăn trên lớp thì tối về đều ăn chung với vợ chồng chị nên không mất công làm đồ ăn riêng.
Vì điều kiện gia đình cũng đầy đủ nên chị Thu không quá khắt khe trong tiền ăn uống mỗi ngày nhưng chị cũng cố gắng giới hạn khoản tiền khoảng 100 nghìn đồng/bữa. Có những ngày đầy đủ tôm mực, thịt cá, bò nhưng cũng có ngày ăn rau cá đơn giản. Quan trọng là trong quá trình nấu biết khéo léo kết hợp các loại thực phẩm với nhau để tạo ra những món ngon, lạ miệng.
Vào cuối tuần hay ngày đặc biệt, chị Thu đổi món cho cả nhà. Chi phí cho bữa ấy thường rơi vào khoảng 250 - 300.000 đồng.
Chị Thu còn cho biết trong quá trình chọn lựa thực phẩm, chị cũng chú ý đến nguồn gốc thực phẩm, hay mua ở siêu thị hoặc người bán quen để không những có giá phải chăng mà chất lượng hàng cũng đảm bảo hơn. Vì thế, nấu mâm cơm cho gia đình với đầy đủ các món ngon, nhiều chất dinh dưỡng không phải là chuyện quá khó khăn mà chỉ cần siêng một chút là được.
Xem thêm các bài viết thú vị tại nhé!
NHỮNG QUY TẮC LỊCH SỰ TỐI THIỂU TRÊN MÂM CƠM NGƯỜI VIỆT
Dù chỉ là một bữa cơm bình thường, mọi người quây quần bên nhau để ăn uống, trò chuyện nhưng cũng có nhiều quy tắc lịch sự tối thiểu mà ai cũng nên biết:
- Quy tắc dùng đũa: kiêng kị việc cắm đũa dựng đứng vào bát cơm, không nhúng đầu đũa vào bát nước chấm, phải đổi đầu đũa khi muốn gắp thức ăn cho người khác.
- Quy tắc khi ăn: không nói chuyện khi đang nhai, tìm vị trí tay thuận để tránh va chạm với mọi người trong bữa cơm.
Xem chi tiết !