Gạo là lương thực không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Chính vì thế, mỗi lần mua, nhiều người mang về từ 10-20kg gạo để ăn dần. Tuy nhiên, gạo mua khoảng 2 tuần trở đi là hay xuất hiện mối, mọt hoặc sâu, bị mốc. Nguyên nhân chính dẫn đến sâu, mốc lúa là do môi trường bảo quản gạo quá ẩm ướt hoặc do trứng của côn trùng xâm nhập vào gạo trong quá trình vận chuyển.
Vì vậy khi bảo quản gạo trước hết cần phải có môi trường khô ráo, môi trường này cũng có thể ức chế sự sinh sản của trứng côn trùng. Vậy phải làm như thế nào mới có thể bảo quản gạo tốt nhất, để lâu không mối mọt hay sâu, mốc, các bạn hãy cùng tham khảo cách làm dưới đây của đầu bếp.
Nguyên liệu:
- 5kg gạo tẻ, 30 gam hạt hoa tiêu, 30 gam muối, 2 túi gạc
Cách làm:
Đầu tiên mở miệng bao gạo, sau đó đem gạo ra phơi nắng khoảng 2 ngày, trong quá trình phơi cần đảo gạo 6 tiếng một lần.
Sau đó chia hạt hoa tiêu và muối thành 2 nửa, cho vào 2 túi gạc để riêng.
Chuẩn bị một túi lớn nilon, cho gạo vào, sau đó cho túi gạc có chứa hạt hoa tiêu và muối rồi gói kín miệng túi gạo lại.
Cuối cùng cho túi nilon chứa gạo đã buộc kín vào để nơi thoáng gió mát nhất trong nhà. Gạo bảo quản như thế này để cả năm trời cũng không bị hỏng.
Như vậy, khi bảo quản gạo, các bạn cần lưu ý:
- Trước khi cất gạo, nhớ phơi gạo trong vòng 2 ngày, nếu gạo quá ẩm, trứng có trong gạo sẽ sinh sôi nhanh chóng khi cất gạo, sẽ làm gạo bị mốc và xuất hiện sâu mọt.
- Nếu sử dụng hũ gạo để đựng gạo, bạn phải ngâm hũ gạo với nước nóng trong 10 phút, sau đó đem hũ gạo ra phơi nắng trong vòng 2 tiếng cho khô ráo. Nếu sử dụng hũ gạo cũ vừa hết gạo xong mà đáy có sâu hoặc trứng sâu bọ thì cho gạo mới vào nó cũng dễ nảy sinh sâu mọt. Do đó, cần rửa hũ và phơi khô lại trước khi cho gạo mới vào.
- Khi bảo quản gạo cần cho một ít hạt hoa tiêu và muối vào. Vì hạt hoa tiêu có mùi thơm đặc biệt, không những có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi đặc biệt còn có thể ngăn cản việc sinh sôi của trứng côn trùng. Còn muối có khả năng hút nước tốt, có thể giữ cho cơm không bị khô.
Chúc các bạn thành công!