Thực phẩm tốt cho trí não rất phong phú, đa dạng cho nên bạn không cần phải mua những loại đắt tiền về chế biến. Sắp tới, trẻ sẽ bước vào học đại học. Do đó, bạn hãy chuẩn bị những món ăn ngon, tốt cho não bộ, đơn giản dễ nấu, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về tinh thần, được thư giãn lại ăn ngon mà không mất nhiều tiền như dưới đây.
1. CẢI BÓ XÔI TRỘN
Cải bó xôi là siêu thực phẩm thiên nhiên, rất giàu magie nên cực kỳ tốt cho não bộ. Khi kết hợp với trứng - siêu thực phẩm tốt cho não, món ăn từ cải bó xôi sẽ tăng gấp nhiều lần dưỡng chất, bạn có thể yên tâm nấu cho trẻ ăn.
Chuẩn bị: 1 nắm rau cải bó xôi, 3 quả trứng gà, lượng lạc vừa đủ, lượng đường thích hợp, lượng tỏi băm thích hợp, 2 thìa canh nước tương nhạt, 2 thìa canh giấm balsamic, 1 thìa muối, 1 thìa canh dầu mè.
Cách làm:
Cải bó xôi cắt bỏ gốc, rửa sạch. Cho nước vào nồi, cho một ít dầu ăn và muối, chần cải bó xôi trong nước sôi, sau đó vớt ra, cho ngay vào nước lạnh để nguội rồi vớt ra để ráo nước.
Rang lạc cho đến khi chín giòn, để nguội.
Đập trứng ra bát, thêm chút muối và khuấy đều. Thêm một lượng dầu thích hợp. Sau đó cho trứng vào chiên chín. Cắt trứng thành các dải dài.
Cải bó xôi chần xong đem cắt khúc, cho ra bát. Thêm nước tương nhạt, giấm balsamic, đường, muối, tỏi băm, dầu mè trộn đều.
Rắc lạc rang và trứng vào, đảo đều.
2. CHÁO HẢI SẢN
Nguyên liệu: Nửa bát gạo tẻ, tôm tươi, bào ngư, mướp, muối, tiêu, rượu nấu ăn.
Cách làm:
Tôm tươi rửa sạch, bóc vỏ, loại bỏ chỉ đen. Nếu bạn thích giữ lại vỏ thì bỏ chỉ và đầu nhọn của tôm.
Bào ngư rửa sạch, khía hoa, thêm chút rượu nấu ăn vào trộn đều, nếu không thích ăn cả con bào ngư thì có thể thái lát.
Gạo vo sạch ngâm nửa tiếng, cho vài tinh dầu mè vào nước ngâm để gạo dễ chín và thơm hơn khi nấu.
Cho gạo vào nồi, thêm nước đun sôi rồi hạ lửa, nấu cho đến khi hạt gạo nở ra.
Sau khi cháo chín, cho, mướp thái lát, tôm tươi và bào ngư vào đảo đều khoảng 2-3 phút, cuối cùng nêm chút muối và chút tiêu, gừng thái lát vào rồi thưởng thức.
3. SU SU XÀO THỊT
Su su là loại rau quả được mệnh danh là “ngân hàng kẽm” trong các loại rau, có hàm lượng sắt gấp 4 lần bí đỏ, giàu vitamin, hàm lượng canxi gấp 3 lần dưa chuột, ăn thường xuyên có lợi để tăng cường khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Bạn nên bổ sung loại quả này thường xuyên hơn vào bữa cơm gia đình, đặc biệt tốt cho người già và trẻ nhỏ, rất tốt cho trí não.
Nguyên liệu:
- 1-2 quả su su, 150g thịt ba chỉ lợn, hành lá thái nhỏ, 1 quả ớt ngọt màu xanh, gừng băm nhỏ, muối, dầu hào, nước tương, rượu nấu ăn, bột nêm (tùy ý).
Cách làm:
Su su gọt vỏ, rửa sạch, bổ đôi quả rồi bỏ hạt, thái thành các lát mỏng vừa ăn.
Thịt ba chỉ rửa sạch, thái lát mỏng.
Hành rửa sạch, thái nhỏ. Ớt ngọt xanh rửa sạch thái nhỏ. Gừng băm nhỏ.
Cho một ít dầu vào chảo, đun nóng dầu, đổ ba chỉ lợn vào, đảo từ từ trên lửa nhỏ đến khi chuyển màu rồi cho hành lá và gừng băm vào phi thơm. Thêm một thìa rượu nấu ăn và 2 thìa nước tương rồi xào một lúc.
Lúc này, cho thêm su su vào, đảo đều.
Thêm 1 thìa dầu hào, muối vừa đủ cùng chút bột nêm vào, thêm ớt xanh, đảo thêm 2 phút cho su su và thịt chín tới thì tắt bếp.
Cho su su xào ba chỉ ra đĩa, ăn nóng với cơm. Su su chín tới hơi giòn, ngon, quyện với thịt ba chỉ vô cùng hấp dẫn. Su su còn có thể xào với lòng mề gà, thịt bò... đều ngon.
4. NẤM SÒ XÀO TRỨNG
Nấm sò chứa 18 loại axit amin nên trẻ em đang tuổi phát triển, trẻ đang chuẩn bị bước vào giảng đường đại học ăn sẽ rất tốt, giúp xương chắc khoẻ. Nấm sò còn được đánh giá là loại thực phẩm tốt cho não bộ.
Bên cạnh đó, trứng là một nguyên liệu đa năng có thể bổ sung canxi và tốt cho trí não. Chính vì vậy, món nấm xào trứng là món ăn vừa ngon vừa bổ, thậm chí hấp dẫn hơn cả thịt.
Nguyên liệu:
- 100g nấm sò, 2 quả trứng, vài nhánh cây tỏi tươi (không có thì dùng hành lá), 1/3 quả ớt sừng đỏ, tỏi, muối, nước tương, hạt nêm.
Cách làm:
Dùng kéo cắt bỏ phần rễ nấm, tách nấm ra và xé thành những dải có kích thước bằng nhau. Sau khi xé hết cho nấm vào chậu, thêm nước và rắc chút muối, rửa sạch rồi vắt kiệt nước, cho nấm ra rổ.
Nhặt và rửa sạch cây tỏi, cắt thành từng khúc nhỏ. Ớt sùng đỏ cắt miếng nhỏ. Dùng dao đập dập tỏi, bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi băm nhỏ.
Đập 2 quả trứng vào bát, nhỏ vài giọt giấm trắng rồi khuấy đều. Đổ một lượng dầu thích hợp vào chảo đun nóng, sau đó đổ trứng vào, khi trứng đông lại thì nhanh tay đảo đều rồi cho trứng ra đĩa.
Vẫn trong chảo đó, thêm ít dầu ăn, đun nóng sau đó cho nấm vào xào, vặn lửa lớn xào đến khi nước trong nấm ra bớt và nấm mềm thì cho tỏi băm vào xào thơm. Thêm nước tương, xào sơ để dậy mùi thơm.
Sau đó, thêm trứng vào, xào đều, nêm chút muối, bột nêm, đảo một lúc cho thấm. Cuối cùng, cho nốt lá tỏi xắt nhỏ, ớt sừng thái nhỏ vào, đảo đều thêm nửa phút nữa thì tắt bếp.
Nấm sò xào trứng thơm nức mũi, đậm đà, lại có chút giòn giòn nhẹ của nấm, quyện lẫn vị bùi bùi của trứng thật hấp dẫn.
5. BÁNH XÀ LÁCH
Trứng không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn là thực phẩm tốt cho não bộ. Sau khi ăn trứng, hàm lượng choline có trong trứng sẽ tạo ra acetylcholine, là một chất dẫn truyền xung động thần kinh, tốt cho việc ghi nhớ của bộ não. Vì thế, các món ăn có trứng rất tốt cho trẻ chuẩn bị bước vào quá trình học đại học.
Nguyên liệu:
- 1 nắm xà lách, 2 quả trứng, muối, tiêu
Cách làm:
- Lá xà lách rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ.
- Đập 5 quả vào bát xà lách, thêm chút tiêu, muối rồi trộn đều.
- Cho một lượng dầu thích hợp vào trong chảo, láng dầu khắp chảo.
- Sau khi dầu nóng lên thì đổ hỗn hợp trứng xà lách vào.
- Sau khi trứng đông đặc lại, lật mặt dưới lên, nấu thêm khoảng 2 phút ở lửa vừa là được.
Món bánh trứng xà lách đơn giản, dễ ăn lại cực tốt cho sức khỏe.
Chúc các bạn thành công!