Mẹ đảm gợi ý 14 bữa ăn cực "cháy mâm", toàn các món dễ nấu nhưng nhìn thèm chảy nước miếng

Tranh thủ những ngày mát mẻ hiếm hoi của mùa hè, các bạn hãy thử làm các món ăn đơn giản, hấp dẫn dưới đây cho cả nhà thưởng thức nhé!

1. BA CHỈ NƯỚNG RIỀNG MẺ

Nguyên liệu:

- 700g thịt ba chỉ.

- 1 củ riềng to.

- 1 thìa phở mắm tôm ngon, 1 thìa phở mẻ, 2 thìa cà phê nước mắm ngon, 1 thìa phở sữa đặc (hoặc thay bằng đường - thìa vơi), 1 thìa phở dầu ăn hoặc dầu mè, 1 thìa cà phê hạt tiêu,1 thìa phở nước cốt nghệ tươi hoặc bột nghệ hoặc màu điều cho màu đẹp.

Cách làm:

- 700gr thịt ba chỉ rửa sạch, dùng khăn giấy thấm khô sau đó thái miếng vừa ăn.

- Củ riềng rửa sạch, giã nát.

- Thịt đem ướp với 1 củ riềng to giã nát, 1 thìa phở mắm tôm ngon, 1 thìa phở mẻ, 2 thìa cafe nước mắm ngon, 1 thìa phở sữa đặc (hoặc thay bằng đường - thìa vơi), 1 thìa phở dầu ăn hoặc dầu mè, 1 thìa cafe hạt tiêu, thêm 1 thìa phở nước cốt nghệ tươi hoặc bột nghệ hoặc màu điều cho màu đẹp.

Ướp ít nhất 4h đồng hồ hoặc để qua đêm trong tủ lạnh.

Hết thời gian ướp, xiên các miếng thịt vào que tre. Làm lần lượt cho đến hết.

Nếu nhà có than hoa, đem thịt nướng trên bếp than hoa là thơm ngon nhất. Còn không bạn có thể nướng bằng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu.

Nếu nướng ở nồi chiên không dầu, nướng 35 phút với nhiệt 150 độ C là được.

Thịt ba chỉ nướng riềng mẻ vừa thơm ngon hấp dẫn, lại có thể làm mồi nhậu được.

5 món nướng bình dân nhưng hương vị ăn đứt hàng quán, cứ đặt lên mâm là hết - 1

2. SƯỜN NƯỚNG RIỀNG MẺ

Nguyên liệu:

- 4 dẻ sườn sơ chế sạch sẽ, để ráo. Nếu nướng bằng nồi chiên không dầu thông thường có thể chần qua nước sôi trước khi ướp để thịt sườn mềm hơn. 

- 1 thìa phở mắm tôm ngon.

-1 thìa ăn cơm mẻ.

- 1 củ riềng to vừa thái nhỏ, 2 củ hành bỏ vỏ, 1/2 củ tỏi bỏ vỏ, cho riềng, hành, tỏi vào xay hoặc giã, mình xay xong giã thêm để ra nước sẽ ngon hơn.

- 1 thìa phở dầu mè hoặc dầu ăn thông thường

- 1 thìa phở bột nghệ hoặc dùng nghệ tươi xay cùng riềng, hành tỏi theo bước trên.

- 1 thìa phở sữa đặc.

Cách làm:

Cho tất cả nguyên liệu trên vào ướp với sườn ít nhất 3-4 tiếng. Nếu có thời gian bạn để ướp qua đêm miếng sườn càng mềm và đậm vị hơn.

Sau thời gian ướp, cho sườn vào nồi chiên hơi nước, nước lần 1: Ở nhiệt 160 độ C trong 30p. Nướng lần 2 trong 30 phút ở nhiệt 180 độ C là được.

Sườn nướng riềng mẻ mềm ngon ngọt, nón hổi, thơm nức mũi, ai ăn cũng thích.

Trời lạnh như thế này mà thưởng thức sườn nướng riềng mẻ thì không còn gì bằng.

5 món nướng bình dân nhưng hương vị ăn đứt hàng quán, cứ đặt lên mâm là hết - 2

3. CÁ NƯỚNG LÁ CHUỐI

Nguyên liệu:

- 500g cá rô phi phi lê
- 5-7 củ sả; 2 củ hành
- 1 củ tỏi; 1 nhánh gừng; 2 quả ớt hiểm
- Gia vị: Dầu hào, dầu ăn, bột nghệ, bột canh, bột nêm.
- Khế, chuối xanh, rau thơm ăn kèm
- Nem cuốn
- Lá chuối (nếu ở thành phố, bạn có thể tìm mua ở các hàng bán các loại rau thập cẩm)

Cách làm:

Cá phi lê sau khi làm sạch dùng khăn thấm khô và cắt làm 2-3 miếng cỡ vừa (không nên cắt bé vì cá sẽ bị nát).

Sả, hành, tỏi bóc lớp vỏ ngoài, cắt sả thành miếng nhỏ rồi cho vào xay nhuyễn cùng với ớt hiểm.

Đổ hỗn hợp vừa xay ra bát trộn cùng với 2 thìa dầu hào, 2 thìa dầu ăn, 1 thìa bột nêm, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa bột canh, 1 ít gừng thái chỉ. Trộn đều thành khối đồng nhất.

Cho phần hỗn hợp này vào cá, sát phần gia vị đều lên cá và ướp cá khoảng 30 phút trước khi nướng.

Lá chuối rửa sạch, lau khô. Đặt cá vào giữa rồi gấp lại.

Xếp cá nướng vào vỉ và nướng (bạn có thể nướng bằng lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C). Khi thấy lớp lá chuối ngoài khô, giòn, có mùi thơm là cá chín.

Cá chín, xếp ra đĩa ăn kèm với bún chấm mắm gừng chua ngọt.

5 món nướng bình dân nhưng hương vị ăn đứt hàng quán, cứ đặt lên mâm là hết - 3

4. CHẢ BÒ LÁ LỐT NƯỚNG

Nguyên liệu bao gồm:

- 200gr thịt bò xay.

- 100gr ba rọi xay.

- 30gr sả xay.

- 5 củ hành tím băm nhuyễn.

- 6 đầu hành băm nhuyễn.

- 500gr lá lốt.

- Gia vị: Hạt nêm, đường, nước mắm.

Cách làm:

Cho thịt bò xay, ba rọi xay cùng sả xay, hành tím băm nhuyễn, đầu hành băm nhuyễn, một ít lá lốt thái nhỏ vào bát. Nêm chút hạt nêm, xíu đường, nước mắm vừa ăn sau đó trộn đều.

Để ướp 30 phút.

Hết thời gian ướp, lấy từng phần thịt vào lá lốt cuộn lại.

Xếp chả bò lá lốt lên khay, cho vào nồi chiên hơi nước.

Nướng lần 1: Chọn chức năng chiên, nhiệt 150 độ C thời gian 20 phút.

Nướng lần 2: Nhiệt 180 độ C, thời gian 8 phút.

Nếu có than hoa thì nướng trên bếp than hoa càng ngon. Hoặc lò nướng cũng rất hấp dẫn.

Hết thời gian, cho chả bò lá lốt nướng ra đĩa, cuốn kèm bún cùng rau củ quả, chấm mắm nêm cực ngon.

5 món nướng bình dân nhưng hương vị ăn đứt hàng quán, cứ đặt lên mâm là hết - 4

5. DẠ DÀY NƯỚNG

Chuẩn bị:

- 1 cái dạ dày heo to, dày, có nhiều phần đen

- 10 ngọn rau húng quế

- 1 gói bột cà ri ông đầu bếp

- 1 ít tiêu hạt có tiêu xanh càng tốt

- 1 ít húng đỏ ăn kèm

- Hành khô 

- Gia vị: Muối, mì chính (tùy ý), nước mắm, hạt nêm (tùy ý)

Cách làm:

Bước 1: Làm sạch dạ dày

Dạ dày heo mua về muốn sạch, bạn có thể rửa như sau. Dùng dao lọc hết các phần mỡ thừa bám xung quanh dạ dày. Sau đó dùng kéo cắt nhẹ phần dạ dày và lộn mặt sau đó cắt bỏ hết tạp chất bên trong. Dùng dao cạo sạch phần vàng trên đầu dạ dày. 

Lộn mặt bên ngoài dạ dày để phần nhẵn hướng ra bên ngoài. Lưu ý, mùi hôi của dạ dày xuất phát từ chất nhầy nên chỉ cần làm sạch lớp chất nhầy này dạ dày sẽ không còn mùi khó chịu.

Cho dạ dày vào trong một cái nồi to hoặc chậu, rồi cho lượng bột mì thích hợp vào. Tốt nhất bạn nên rải đều bột mì này lên từng phần của dạ dày lợn và bắt đầu xoa đều tay, nhất là đối với mặt bên trong. Đối với phần dạ dày nhăn hơn, bạn cũng phải rắc thêm bột mì lên, rồi xoa mạnh tay. 

Lưu ý, khi lộn mặt trong của dạ dày, lúc rắc bột mì, nên cho thêm 3 muỗng canh dấm, 1 muỗng canh muối vào, bóp rồi để yên từ 1-2 phút. Giấm cũng giúp bột mì khử mùi hôi. Muối giúp khử trùng.

Nhiều người không hiểu tại sao lại dùng bột mì để rửa lòng lợn. Bột mì có khả năng hấp thu mạnh nên có thể hút sạch hết chất bẩn, nhờn bám trên dạ dày, còn giấm có tác dụng khử mùi tanh, muối khử trùng. Vì vậy khi rửa lòng lợn, bạn hãy cho bột mì và giấm và chút muối vào nhé.

Sau đó, rửa dạ dày với nước sạch vài lần là xong.

Bắc một nồi nước vừa, thêm muối trắng đun sôi thì cho dạ dày vào luộc khoảng 5 phút. Vớt ra rửa thật sạch rồi lộn phần có màng mỡ ra ngoài.

Bước 2: Nhồi rau húng quế

Rau húng quế rửa sạch nhồi căng vào dạ dày thêm tiêu và chút muối, dùng chỉ trắng khâu miệng dạ dày lại.

Bước 3: Luộc dạ dày

Cho dạ dày vào luộc với nước có muối, hành khô cả vỏ. Luộc sôi lửa vừa 35 phút.

Bước 4: Ướp dạ dày

Dạ dày luộc xong, vớt ra ướp với bột cà ri, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn, tiêu xay trong 20 phút.

Bước 5: Nướng dạ dày

Làm nóng nồi chiên không dầu rồi cho dạ dày vào quay. Để nhiệt 200 độ C và kiểm tra liên tục. Vì dạ dày đã chín nên cho vào nồi chiên không dầu chỉ để làm vàng giòn mặt ngoài. Nhớ phết dầu ăn liên tục để tránh bị khô.

Khi dạ dày đã vàng đều 2 mặt thì mang thái ăn nóng.

Dạ dày nhồi húng quế nướng chấm với muối tiêu chanh hoặc mắm tôm kèm húng quế, húng đỏ vô cùng hấp dẫn.

Dạ dày nướng thơm nức, giòn giòn quyện lẫn mùi thơm của húng quế quyến rũ vô cùng, chẳng ai có thể cưỡng lại được!

Chúc các bạn thành công!

Chúc các bạn thành công!

Mẹ đảm Sài Gòn làm dạ dày nhồi rau củ hấp giòn ngon, ăn với cơm cũng hợp, nhậu chơi chơi càng hay