Hầu hết cha mẹ đều mong muốn phương pháp giáo dục con cái của mình có hiệu quả. Nhưng đôi khi, chúng lại không như chúng ta mong đợi. Bởi vì trong quá trình nuôi dạy con trẻ, chúng ta đã xem nhẹ một số điểm quan trọng.
Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, cha mẹ nên chú ý những điểm sau:
Cha mẹ nên thống nhất cách dạy con
Khi quan niệm giáo dục của cha và mẹ bất đồng sẽ khiến cho con trẻ hoang mang, không biết nên làm như thế nào. Mẹ cho phép con làm như vậy nhưng cha lại cấm. Vậy là cha đúng hay mẹ đúng, con trẻ nên nghe lời ai?
Nếu cha mẹ ai cũng chỉ khăng khăng làm theo ý của mình, thì con trẻ sẽ rất dễ để lợi dụng những sơ hở đó, sẽ trở thành 1 người hai mặt, gió chiều nào theo chiều đấy.
Quan trọng nhất là khi con trẻ nhìn thấy bố mẹ vì chuyện của mình mà cãi nhau, trong lòng sẽ luôn thấp thỏm không yên. Thậm chí còn cảm thấy chính bản thân chính là nguyên nhân khiến cha mẹ cãi nhau, khiến gia đình không vui vẻ hạnh phúc. Từ đó, chúng sẽ sinh ra hoảng sợ, lo âu, tự trách bản thân, thậm chí mặc cảm tự ti.
Trong quá trình sống chung cùng con cái, có những lúc cha mẹ sẽ bất đồng quan điểm. Tuy nhiên, kể cả khi hai người đang tranh cãi gay gắt, quyết liệt, thì khi con trẻ vẫn đang ở đó cha mẹ nên mỗi người nhường một bước và bàn bạc sau.
Dạy con nên chú ý địa điểm
Trên thực tế, có một số cha mẹ thích giáo dục con ở nơi công cộng, điều này thực sự không tốt. Ở chốn đông người, cha mẹ nên cho con cái một chút thể diện và hãy bảo vệ tôn nghiêm của con.
Con cái luôn hy vọng bản thân có thể lưu lại hình tượng tốt đẹp ở nơi đông người. Người lớn cũng từng là trẻ con, vậy nên hay nhớ rằng không đứa trẻ nào thoải mái khi bị cha mẹ trách mắng, dạy dỗ trước đông người.
Vì vậy, ở nơi công cộng xin đừng trách mắng con trẻ, cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của con mà suy nghĩ và bảo vệ lòng tự trọng của con.
Nếu vì thể diện của mà trách mắng con ngay nơi đông người, không những làm cho mọi người xung quanh ái ngại mà còn làm mất đi cơ hội tốt nhất để dạy con trẻ đối mặt, sửa chữa và chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình. Quan trọng hơn là sẽ khiến quan hệ giữa cha mẹ và con cái dần trở nên xa cách.
Thời điểm giáo dục con cái tốt nhất chính là lúc chúng phạm phải sai lầm
Từ nhỏ đến lớn, chúng ta đã phạm phải không biết bao nhiêu sai lầm, nhưng lại rất ít người biết cách tận dụng sai lầm ấy. Ngược lại, từ nhỏ chúng ta lại được dạy rằng nên mà nên cảm thấy hổ thẹn vì sai lầm của mình.
Điều này khiến trẻ dần dần không dám đối mặt với sai lầm của mình, rồi không thèm quan tâm đến nó. Lâu ngày, dù lỗi sai không nhiều nhưng trẻ cũng không tiến bộ. Bởi vì chúng đã bỏ qua cơ hội rèn luyện quan trọng nhất, đó chính là khi phạm sai lầm.
Con trẻ phạm sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Cha mẹ nên dạy con rằng, thật ra sai lại không phải chuyện xấu mà sai còn có thể là 1 cơ hội. Cơ hội tốt nhất để con trẻ trưởng thành, biết chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình.
Vì vậy, cha mẹ nên hy vọng con mình sai nhiều hơn và cha mẹ hãy luôn bên con, dẫn dắt con trưởng thành qua những lần sai ấy, dưỡng cho con phẩm chất tốt đẹp, biết gánh vác trách nhiệm.
Khi dạy con hãy chú ý ngữ khí giọng điệu của bạn
Sự thành công trong việc dạy con cùng cách biểu đạt ngôn ngữ của cha mẹ có sự liên kết rất chặt chẽ. Đặc biệt là ngữ khí khi cha mẹ nói chuyện với con cái có ảnh hưởng rất sâu sắc đến EQ, IQ, tính cách và cách đối nhân xử thế của con trẻ.
Thường xuyên quát mắng con sẽ khiến con dần xa cách với cha mẹ, sẽ khiến con trẻ không có sự tín nhiệm với người khác sau này. Hơn nữa, nếu khi bé trẻ thường xuyên bị hoảng sợ thì khi lớn lên trẻ sẽ phát triển theo 2 hướng tiêu cực, hoặc là cực kì nhát gan, nhát như thỏ đế hoặc là cảm xúc có sự biến đổi lớn.
Mỗi một đứa trẻ đều có tự tôn của mình. Vì vậy, nếu muốn trẻ làm 1 việc gì đó thì cha mẹ nên dùng ngữ khí thương lượng, để con hiểu chúng và bạn bình đẳng và bạn đang tôn trọng chúng. Ví dụ, bạn muốn con đi sắp xếp lại đồ chơi đang rơi đầy trên sàn nhà, bạn có thể nói như thế này: “Con yêu, vứt bừa đồ chơi là một thói quen không tốt. Mẹ con mình cùng nhau thu dọn một chút nhé, được không?”. Tuyệt đối đừng dùng giọng mệnh lệnh: “Con làm sao vậy, đồ chơi đều rơi hết xuống đất rồi, nhanh dọn dẹp đi!” . Bằng không con trẻ nghe thấy bạn quở trách trong lòng sẽ sinh ra chán ghét, cho dù con có đi làm nhưng cũng không vui vẻ.
Trên đời này, không ai sinh ra để làm cha mẹ hay con cái. Vì vậy, đừng quá hà khắc với con cái. Hãy mang một tâm thế thoải mái, nắm nay con cùng nhau trưởng thành.