Tối nay tại Hà Nội, giải thưởng 3 triệu đô của VinFuture tìm ra chủ nhân: Bộ ba tác giả vaccine Covid-19 công nghệ mRNA!

Tối ngày 20/11, giải thưởng VinFuture đã chính thức tìm ra chủ nhân. Người được nhận giải chính là nhóm 3 nhà khoa học sáng tạo ra vaccine Covid-19 công nghệ mRNA!

Tối nay ngày 20/01/2022, Lễ Trao giải VinFuture lần thứ I trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học VinFuture (từ 18 đến 21/1/2022) chính thức diễn ra.

Quỹ VinFuture và Giải thưởng VinFuture - do tỷ phú Phạm Nhật Vượng và phu nhân Phạm Thu Hương sáng lập - không chỉ góp phần nâng tầm vị thế đất nước Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ toàn cầu; mà còn là cầu nối với cộng đồng khoa học trong nước với các nhà khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới, tạo động lực cho việc phát triển của khoa học công nghệ cao. 

Chủ nhân của các giải thưởng lần lượt lộ diện như sau:


Giải thưởng Chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 3 triệu USD: 

Tạo ra vắc-xin bảo vệ cuộc sống hàng tỷ người: Thuộc về Gíao sư Cullis, Tiến sĩ Katalin Kariko và Giáo sư Drew Weissman.

Tối nay tại Hà Nội, giải thưởng 3 triệu đô của VinFuture tìm ra chủ nhân: Bộ ba tác giả vaccine Covid-19 công nghệ mRNA! - Ảnh 2.

- GS. Drew Weissman là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y, Đại học Pennsylvania (UPenn, Mỹ). Trong sự nghiệp của mình, GS. Weissman đã dành hơn 15 năm nghiên cứu về RNA nhằm sản xuất vắc xin với một niềm tin lớn vào khả năng chữa bệnh dường như vô tận của mRNA tùy chỉnh. Tuy nhiên, bản thân ông không ngờ rằng, công nghệ mRNA mà ông đồng sáng tạo với đồng nghiệp cũ, TS. Katalin Kariko, đã trở thành một công nghệ bước ngoặt được sử dụng trong một số vắc xin COVID-19 dựa trên mRNA hiện đang được phát triển ở giai đoạn cuối.

Tiến sĩ Katalin Karikó bắt đầu làm việc tại Đại học Pennsylvania, thành phố Philadelphia năm 1989, tập trung nghiên cứu về ứng dụng trị bệnh của mRNA được phiên mã trong ống nghiệm. Tại Đại học Pennsylvania (UPenn), Weissman có những kế hoạch đầy tham vọng trong việc tìm kiếm vắc xin cho bệnh nhân AIDS. Khi Karikó chia sẻ về nghiên cứu tạo ra mRNA của bà, Weissman đã nhận ra những tiềm năng độc đáo của công nghệ này. Từ đây, hai nhà nghiên cứu đã có thời gian dài cộng tác cùng nhau.

GS. Cullis và các đồng nghiệp đã đạt được những tiến bộ mang tính nền tảng trong việc tạo ra và đưa hệ thống các hạt nano lipid (LNP) vào tĩnh mạch dưới hình thức các loại thuốc dạng phân tử nhỏ và thuốc đại phân tử như RNA can thiệp nhỏ (siRNA). Công trình này góp phần tạo ra ba loại thuốc đã được các cơ quan quản lý ở Hoa Kỳ và Châu u phê chuẩn để điều trị ung thư và các biến chứng liên quan. Thành tựu nghiên cứu của Cullis đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trị liệu gen sử dụng công nghệ LNP, với các đại diện tiêu biểu như: Moderna, CureVac, BioNTech và Intellia.


Giải Đặc biệt thứ nhất dành cho nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực mới vinh danh khung hữu cơ-kim loại (MOFs): 
Thuộc về Giáo sư, Tiến sĩ Omar Yaghi

Tối nay tại Hà Nội, giải thưởng 3 triệu đô của VinFuture tìm ra chủ nhân: Bộ ba tác giả vaccine Covid-19 công nghệ mRNA! - Ảnh 4.

Ông Omar M. Yaghi tốt nghiệp Đại học Bang New York tại Albany năm 1985 và nhận bằng Tiến sĩ Hóa học Vô cơ của Đại học Illinois tại Urbana-Champaign năm 1990. Từ năm 1990 - 1992, ông là Nghiên cứu sinh Sau Tiến sĩ của Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) tại Đại học Harvard.

Ông bắt đầu sự nghiệp độc lập của mình năm 1992 với tư cách là Trợ lý Giáo sư tại Đại học Bang Arizona, sau đó chuyển đến Đại học Michigan tại Ann Arbor với tư cách là Giáo sư Hóa học vào năm 1999, và tiếp theo là Giáo sư tại Đại học California tại Los Angeles (UCLA) vào năm 2006. Từ năm 2012, ông là Giáo sư Hóa học tại Đại học California, Berkeley. GS. Yaghi là Giám đốc sáng lập của Viện Khoa học Toàn cầu Berkeley và là Đồng Giám đốc của Viện Khoa học Nano Năng lượng Kavli và Liên minh Nghiên cứu California của BASF.

GS. Omar M. Yaghi là nhà khoa học tiên phong trong việc khám phá và phát triển vật liệu khung hữu cơ-kim loại (MOFs) có tiềm năng cải thiện cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người. Phát minh của GS. Yaghi về MOF và COF có ý nghĩa lớn trong việc làm sạch môi trường, mang lại bầu không khí sạch hơn, nguồn năng lượng sạch hơn và nguồn nước sạch hơn. Ngoài ra, máy thu nước MOF của GS. Yaghi đã được chứng minh là có tiềm năng cung cấp nước sạch mọi lúc mọi nơi, nhờ đó giúp con người có thể tự chủ về nguồn nước.


Giải Đặc biệt thứ hai dành cho nhà khoa học nữ Da nhân tạo "từ phim bước ra đời thực": Thuộc về Giáo sư Zhenan Bao với công trình mô hình phân tử cho các vật liệu điện tử hữu cơ mới

Tối nay tại Hà Nội, giải thưởng 3 triệu đô của VinFuture tìm ra chủ nhân: Bộ ba tác giả vaccine Covid-19 công nghệ mRNA! - Ảnh 6.

Giáo sư Zhenan Bao nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Hóa học tại Đại học Chicago (Mỹ) năm 1995. Sau đó, bà làm việc tại Phòng Nghiên cứu Vật liệu thuộc Phòng thí nghiệm Bell, Lucent Technologies, nơi bà được công nhận là một Thành viên Ưu tú của Đội ngũ Kỹ thuật vào năm 2001.

Bà gia nhập Đại học Stanford năm 2004 và hiện đang giữ danh hiệu Giáo sư Kỹ thuật Hóa học K.K. Lee. Đồng thời, bà cũng có những đóng góp cho Khoa Hóa học và Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu.Từ năm 2018, Giáo sư Bao là Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật Hóa học và Giám đốc Nhóm Sáng kiến Đồ điện tử đeo trên người thuộc Đại học Stanford (eWEAR). Bà cũng đồng thời là giảng viên của Viện Precourt, Viện Woods, ChEM-H, Bio-X và là một nghiên cứu viên của Nhóm Chan-Zuckerberg BioHub.

Đến nay, GS. Bao có hơn 700 bài báo khoa học được trích dẫn, tham khảo và hơn 100 bằng sáng chế tại Mỹ.Giáo sư Zhenan Bao đã tiên phòng nghiên cứu về phát triển thiết bị điện tử giống như da người và một loạt các ứng dụng của các thiết bị này trong y tế và năng lượng.


Giải Đặc biệt thứ ba dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển Tìm ra gel Tenefovir ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV: Thuộc về vợ chồng người Nam Phi Giáo sư Quarraisha Abdool Karim và Giáo sư Salim Abdool Karim.

Năm 2010, cả hai nhà khoa học đã dẫn đầu một thử nghiệm lâm sàng mang tính bước ngoặt bước đầu cho thấy thuốc ARV có thể ngăn ngừa lây truyền HIV qua đường tình dục. Họ đã chứng minh gel Tenefovir ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV và nguy cơ mắc bệnh mụn rộp sinh dục ở phụ nữ. Nghiên cứu của họ đã cung cấp bằng chứng cho thấy Tenofovir có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV, qua đó đặt nền móng cho phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).

Tối nay tại Hà Nội, giải thưởng 3 triệu đô của VinFuture tìm ra chủ nhân: Bộ ba tác giả vaccine Covid-19 công nghệ mRNA! - Ảnh 8.

Năm 2015, WHO khuyến nghị áp dụng PrEP với thuốc Tenefovir dạng uống là biện pháp phòng ngừa HIV tiêu chuẩn cho người có nguy cơ lây nhiễm cao. PrEP hiện được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, góp phần ngăn chặn lây lan HIV trên toàn cầu. Phòng chống HIV hiệu quả cho phụ nữ không chỉ giúp làm giảm nhu cầu điều trị ARV của họ mà còn hạn chế nguy cơ trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV. Những thành tựu này có tác động to lớn với nỗ lực ngăn chặn lây lan HIV trên khắp thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển.

Nguồn: VinFuture

https://ahadep.com/giai-thuong-3-trieu-do-chinh-thuc-tim-ra-chu-nhan-bo-ba-tac-gia-vaccine-covid-19-cong-nghe-mrna-20220120214353276.chn