Trong mắt hầu hết mọi người, người thường xuyên mất bình tĩnh là người chưa trưởng thành, bởi chỉ có trẻ con mới không kiềm chế được cảm xúc của mình mà thôi, còn người lớn đã trải qua thăng trầm, từ lâu đã trau dồi tốt khả năng không biểu hiện cảm xúc thật của mình. Nhưng đây có thực sự đúng? Theo nghiên cứu tâm lý học, đáp án lại rất bất ngờ.
Cảm xúc rốt cục nghĩa là gì? Tâm lý học chỉ ra rằng cảm xúc là những thay đổi trong hoạt động tư duy do một cá nhân tạo ra sau khi nhận được những kích thích từ bên ngoài.
Tính khí của mỗi người đều có sự khác biệt đáng kể. Ngay cả khi tất cả mọi người đều phải đối mặt với cùng một vấn đề, phản ứng của mỗi người cũng sẽ khác nhau do những suy nghĩ bên trong của họ khác nhau.
Những người thường mất bình tĩnh có chế độ phản ứng cảm xúc tương đối mạnh, người ta gọi là nhạy cảm, những người này rất dễ bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài, mỗi khi bị ngoại cảnh kích thích, cảm xúc của họ sẽ vô cùng mạnh, khiến họ có thể rơi trạng thái tiêu cực.
Cảm xúc không chỉ có thể gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của một cá nhân mà còn gây đau khổ cho những người xung quanh. Tuy nhiên, chúng ta không thể kết luận trực tiếp rằng quá thiên về cảm xúc là sai hay không chín chắn, bởi vì con người là động vật tình cảm, khi đối mặt với những biến cố đặc biệt, chúng ta chắc chắn không thể máu lạnh mà không có biến động gì. Cảm xúc của mỗi người là kết quả của những trải nghiệm, nếu một người không có cảm xúc thì khác nào một cái máy không có khả năng nhận thức và mang lại phản hồi cảm xúc cho người khác.
Trừ phi tiếp xúc với những đối tượng đặc biệt đáng tin cậy ra, thì hầu như trong những trường hợp tương tác xã hội khác, tiềm thức chúng ta sẽ luôn che giấu nội tâm của mình và ứng phó bằng những bộ mặt xã giao, tâm lý học gọi đây là mặt nạ nhân cách.
Mặt nạ nhân cách là một cơ chế tự bảo vệ, loại nhân cách này được tạo ra để gây ấn tượng sâu sắc với người khác, mặt khác còn giúp che giấu bản chất thực của bản thân, tránh để bản thân bị tổn thương. Đạo đức giả thật ra cũng không hoàn toàn là một thuật ngữ chỉ dùng để xúc phạm, đạo đức giả ở một mức độ phù hợp có thể giúp các cá nhân hòa nhập vào tập thể nhanh hơn.
Trên đời không thể có hai chiếc lá giống nhau, cũng như không thể có hai người giống hệt nhau. Trong biển người mênh mông, mỗi người đều có những tính cách khác nhau, thậm chí xung khắc với nhau, nên để hòa hợp với nhau thì ai cũng phải che giấu tính cách thật của mình.
Những người bình thường thường cởi mặt nạ của họ ra khi đã tương đối thân thiết với nhau, nhưng có một nhóm người hoàn toàn khác, họ không bao giờ bộc lộ suy nghĩ thật của mình với bất kỳ ai. Họ luôn duy trì sự giả vờ, không những thế, họ còn thường xuyên dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để bí mật kiếm lợi cho bản thân.
Kiểu người này có khả năng quản lý cảm xúc rất mạnh, dù có ghét một người thì họ cũng có thể nói cười trước mặt người đó và giả vờ thân thiện. Sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu bạn có mối quan hệ thân thiết với kiểu người này, vì bạn hoàn toàn không biết được họ đang nghĩ gì.
Nhà tâm lý học nổi tiếng Freud đã từng đưa ra khái niệm về bản ngã và siêu ngã. Bản ngã là tiềm thức ẩn sâu trong trái tim, hay còn gọi là ham muốn cơ bản, và chính chủ nghĩa vị kỷ cực đoan đã thao túng chúng.
Những người không bao giờ tức giận trước mặt người khác chưa chắc họ đã thực sự thoát khỏi được cảm xúc tiêu cực hay bản ngã, chỉ đơn giản là vì phần tính cách này đã bị họ áp chế mà thôi.
Kìm nén một cách vừa phải thì không sao, nhưng nếu cảm xúc bị kìm nén lâu ngày sẽ dần trở nên quá tải, đến khi nó được bộc phát ra thì sẽ rất dữ dội. Đó là lý do vì sao những người ít khi tức giận, một khi đã tức giận rồi thì đều rất là khủng khiếp.
Tựu chung lại, việc bộc lộ cảm xúc cho thấy đối phương là người thật tình, nếu gặp phải một người không bao giờ tức giận thì bạn nên thận trọng khi tiếp xúc với họ hơn nhé!