Chắc hẳn, mọi người đều nghĩ rằng nồi áp suất chỉ có thể dùng để nấu các món hầm hoặc nấu cháo. Tuy nhiên, với sự đảm đang và yêu bếp núc của mình, chị Đan Vy đã tự tìm tòi cách làm nhiều món ăn từ chiếc nồi này và gợi ý với hội chị em.
1. Cá nục kho cà
Cá nục kho cà là món ăn rất "bắt cơm" và cũng có thể ăn kèm với bánh mì. Để nấu món này, chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau: cá nục, thì là, cà chua, ớt, hành tím, tiêu xanh, dầu ăn, tương cà, nước mắm, hạt nêm, mật ong.
Đầu tiên, chị em cần làm sạch cá, cà chua thì thái múi cau và làm sạch rễ thì là. Sau khi đã sơ chế, bước tiếp theo là xếp theo thứ tự cà chua, thì là, cá, tương cà, và tiếp tục xếp như vậy đến khi hết cá. Tiếp đến, chị em nêm nếm gia vị tùy thích, không cần cho nước vào nồi. Sau khi chờ cá ướp được 1 tiếng, chúng ta sẽ đóng nắp, khóa van và chỉnh chế độ "Nấu chậm" 12 tiếng.
2. Ốc bươu nhồi thịt
Để làm món ốc bươu nhồi thịt, chị em cần chuẩn bị đủ những nguyên liệu sau: 1kg ốc bươu, 1 quả trứng gà, 700gr thịt ba chỉ, 1 bó sả, 1 củ gừng nhỏ, tắc, lá chanh, ớt, tiêu xanh, và các loại gia vị như muối, hạt nêm, đường, nước mắm.
Sau khi mua ốc, chúng ta cần ngâm với nước vo gạo nửa ngày để ốc nhả hết chất bẩn ra ngoài, sau đó rửa sạch với nước và luộc kèm với sả, chanh, gừng để tăng mùi thơm. Kế tiếp, chị em hãy khều ốc ra và băm nhuyễn hoặc cho vào máy xay kèm với thịt sau đó nhồi đều ốc và thịt.
Sau khi đã chuẩn bị xong các bước vừa kể, chị em chỉ cần nhồi chả ốc vào vỏ (nhớ đặt kèm cọng sả để dễ lấy ra) và cho vào nồi hấp, chỉnh chế độ "Đun sôi", chờ 20 phút. Trong lúc chờ món ăn chín, chúng ta sẽ chuẩn bị nước chấm mắm sả tắc.
3. Giò heo tiềm
Để làm món giò heo tiềm bằng nồi áp suất, chị em cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: giò heo, táo đỏ, kỷ tử, tủy heo, hột vịt lộn, mì trứng, cả thảo, cả thìa, cà rốt, nấm đông cô khô, gừng, hành tây, rễ ngò, đầu hành, hoa hồi, quế và tiêu đen.
Trước tiên, chúng ta cần chần sơ giò heo với gừng và muối để khử mùi, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Cà rốt chỉ cần cắt khúc vừa ăn, nấm đông cô sau khi ngâm mềm sẽ thái làm đôi. Sau khi sơ chế xong, cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi áp suất. Chị em chỉ cần đóng nắp, khóa van và chọn chế độ "Thịt", mức áp suất "Cao". Sau khi nấu xong, chúng ta chỉ cần nêm nếm lại cho vừa ăn. Nêm nếm xong, chị em chọn chế độ "Lẩu" và thả tủy, hột vịt lộn đã luộc sơ vào kèm với mì trứng.
4. Tàu hũ nước đường
Để làm món tàu hũ nước đường, chúng ta cần chuẩn bị: 120 gram đậu nành (ngâm qua đêm), 1,2 lít nước, nửa muỗng cà phê đường nho, lá dứa, 1 củ gừng, 200 gram đường thốt nốt.
Bước vào công đoạn chế biến, đầu tiên chúng ta sẽ xay đậu nành và lọc bằng túi vải để bỏ bã đậu. Sau đó, chị em hãy đun sữa đậu nành vừa lọc được với lửa nhỏ, chờ bốc hơi sẽ cho vào một bó lá dứa để tăng mùi thơm. Lưu ý, nhớ khuấy liên tục để sữa dưới đáy nồi không bị cháy. Sau khi sữa đã sôi lăn tăn, ta tắt bếp và vớt lá dứa ra.
Trong lúc chờ sữa nguội, chị em hãy cho nửa muỗng đường nho vào nồi áp suất kèm với 2 muỗng nước lọc, lắc đều. Sau khi sữa nguội, cho dứt khoát hỗn hợp sữa vào nồi để đường nho hòa vào sữa. Kế tiếp, chỉ cần đóng nắp và chọn chế độ "Ủ sữa chua", chờ 1 tiếng.
Trong thời gian 1 tiếng chờ tàu hũ, chị em đun 200 ml nước kèm với đường thốt nốt, cho gừng thái sợi mỏng vào hỗn hợp nước đường này.
5. Sữa chua úp ngược
Để làm sữa chua úp ngược bằng nồi áp suất, chị em cần chuẩn bị: 1 lon sữa đặc, 180 ml sữa tươi không đường, 100 gram sữa chua không đường.
Bước đầu tiên, chị em cho sữa đặc vào âu làm bánh, đong kèm 1 lon nước sôi (lon sữa đặc) và dùng vá khuấy đều đến khi sữa đặc đã tan hoàn toàn. Tiếp tục cho sữa tươi vào hỗn hợp ấy. Sau khi nhiệt độ hỗn hợp khoảng 40 độ C, chúng ta cho sữa chua vào và khuấy đều. Lưu ý, chị em phải khuấy đều tay và nhẹ nhàng để sữa chua được mịn.
Kế tiếp, chị em đong sữa chua vào từng hũ và đặt lên khay hấp nồi áp suất, chọn chế độ "Sữa chua" và chờ 8 tiếng. Sau khi nồi báo hoàn thành, chị em hãy lấy hũ sữa chua ra, cho vào ngăn mát khoảng 2 tiếng là có thể dùng.
Chỉ với chiếc nồi áp suất, chúng ta đã có thể tha hồ nấu các món ăn ngon miệng, có cả món mặn và món ngọt tráng miệng. Hy vọng, với cách làm 5 món ăn trên, hội yêu bếp có thể tha hồ trổ tài nấu nướng của mình, làm được những món ăn thơm ngon nhé. Bạn còn công thức nấu ăn nào với nồi áp suất không? Hãy chia sẻ cùng Bestie nhé!
Khi vào bếp, để có được những món ăn ngon thì những loại gia vị là thứ không thể thiếu. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta lại quên mua những thứ gia vị quen thuộc khi đi chợ, ở nhà thì lại không có sẵn. Lúc ấy, nếu chấp nhận thiếu loại gia vị ấy, món ăn sẽ giảm đi độ ngon, nếu chạy ra chợ để mua thì lại mất thời gian. Hãy lưu lại 11 cây gia vị dễ trồng sau để nhà lúc nào cũng có sẵn, tiện cho việc nấu nướng nhé!
Để trồng gừng, trước hết hãy cho chúng vào chỗ tối và chờ đến khi nảy mầm. Sau đó, bạn chỉ cần cho củ gừng đã mọc mầm vào chậu đất ẩm, mỗi ngày tươi nước một lần thì sau 1 tháng, bạn đã có gừng để ăn. Để trồng sả, bạn hãy chuẩn bị một tép sả dài khoảng 20-30cm và ngâm trong nước ngập khoảng 5cm. Sau khi rể sả đã mọc dài ra, bạn có thể mang ra đất trồng và chờ thành quả...