5 năm xa cách, đưa con trai đi chơi ngày 1/6, chồng xanh mặt nghe con trai gọi đồng nghiệp của mẹ là "Bố"

Đang chơi thì bỗng dưng con trai chạy đến ôm chầm lấy người đàn ông lạ mặt, thân mật gọi bố.

Mỗi lần nhắc đến câu chuyện tình của tôi và vợ, để có được cuộc sống hôn nhân viên mãn như hiện tại, cả hai chúng tôi đã phải trải qua rất nhiều biến cố, thậm chí nếu kể ra thì nhiều người còn không tin vì nghĩ rằng nó chỉ có trong phim mà thôi.

Tôi là con trai trưởng của một gia đình có tiếng, với khối tài sản kếch xù ở thủ đô Hà Nội, nhà tôi có công ty sản xuất đồ công nghệ và tôi hiện là tổng giám đốc của công ty. Với gia thế khủng như thế, nên gia đình tôi đã đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn cho một nàng dâu khi tôi cưới về, đặc biệt là bố mẹ gây áp lực rất lớn và thường can thiệp khá nhiều vào chuyện lập gia đình của tôi.

Bởi vì còn là con trai trưởng, sau này sẽ phải gánh vác sự nghiệp gia đình nên bố mẹ tôi muốn tôi cưới một người con gái "môn đăng hộ đối", như thế thì mới có thể hỗ trợ tôi trong nhiều vấn đề liên quan đến chuyện kinh doanh, kinh tế trong tương lai về sau. Nhưng trái với nguyện vọng của bố mẹ, tôi lại sớm đem trái tim mình gửi gắm vào cô bạn gái - là bạn học thời đại học của tôi. Trước đây gia đình của cô ấy cũng thuộc dạng khá giỏi, tuy nhiên lại gặp phải biến cố nên đã phá sản, khiến cho cô từ một "tiểu thư cành vàng lá ngọc" bây giờ phải tự bươn chải với cuộc sống vô cùng khó khăn.

Mối tình giữa tôi và cô kéo dài được 3 năm thì gia đình cô xảy ra chuyện, thế là từ đó tôi và cô gặp sự cấm cản kịch liệt từ phía gia đình tôi. Bố mẹ tôi ban đầu dù không vừa ý lắm, nhưng cũng tạm chấp nhận chuyện tình yêu này của con trai. Đến khi nhà bạn gái tôi gặp biến cố phá sản thì bố mẹ tôi lại cho rằng cô không còn phù hợp với tiêu chí làm dâu, nên không chấp nhận cho cô qua lại với tôi nữa.

5 năm xa cách, đưa con trai đi chơi ngày 1/6, chồng xanh mặt nghe con trai gọi đồng nghiệp của mẹ là amp;#34;Bốamp;#34; - 1

Mặc dù như thế thì tôi vẫn kiên quyết ở bên cạnh người con gái tôi yêu, và thầm thề rằng nhất định sẽ cưới cô ấy làm vợ. Ngoài cô ấy ra, tôi sẽ không cưới người con gái nào khác. Tuy nhiên mọi chuyện lúc này không còn dễ dàng như tôi nghĩ, cô ấy vì bị gia đình tôi gây sức ép quá lớn mà chấp nhận đi qua một đất nước khác sinh sống, hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ với tôi.

5 năm sau cô ấy trở về nước, trong suốt 5 năm cô rời bỏ tôi, tôi cũng chưa từng có bất kỳ mối tình nào khác, dù cho bố mẹ tích cực bắt ép tôi đi xem mắt hết người này đến người khác. Bởi vì trong lòng tôi từ trước đến nay, tình yêu dành cho cô vẫn chưa bao giờ mất đi. Một điều bất ngờ là lần trở về nước này, cô không đi một mình mà còn dắt theo một đứa trẻ và hoá ra đứa trẻ đó lại chính là con trai ruột của tôi. Ngày cô quyết định bỏ rơi tôi, cũng là lúc cô cầm trên tay tờ giấy kiểm tra đã mang thai được 2 tuần.

Lúc biết được sự thật tôi và cô ấy có với nhau đứa con chung, tôi đã làm mọi cách để 2 mẹ con quay về bên tôi và cuối cùng mọi sự nỗ lực và chờ đợi của tôi cũng có kết quả. Đến thời điểm hiện tại, cô ấy đã là người vợ hợp pháp của tôi. 

5 năm xa cách, đưa con trai đi chơi ngày 1/6, chồng xanh mặt nghe con trai gọi đồng nghiệp của mẹ là amp;#34;Bốamp;#34; - 2

Để bù đắp cho những thiếu thốn của con trai, tôi đã đáp ứng mọi sở thích của con, đưa con đi chơi và mua sắm rất nhiều thứ. Ngày lễ Quốc tế Thiếu nhi 1/6 này, tôi đã chuẩn bị cho vợ và con trai một chuyến đi picnic gia đình. Con trai tỏ ra rất hào hứng với điều này và từ mấy ngày trước, cậu bé đã mong chờ đến mất ngủ.

Ngày đi chơi diễn ra rất vui vẻ, cho đến khi con trai đang đùa giỡn với tôi thì đứa trẻ bất ngờ nhìn thấy bóng dáng một người đàn ông lạ mặt, sau đó liền chạy đến ôm chầm lấy người đàn ông lạ kèm với tiếng gọi vô cùng trìu mến:

- Bố ơi! Con nhớ bố lắm đấy ạ! Bố hứa với mẹ và con xử lý xong công việc sẽ về sớm, nhưng sao bây giờ bố mới về?

5 năm xa cách, đưa con trai đi chơi ngày 1/6, chồng xanh mặt nghe con trai gọi đồng nghiệp của mẹ là amp;#34;Bốamp;#34; - 3

Chứng kiến cảnh tượng này trước mắt, tôi xanh mặt đứng như trời trồng một lúc lâu vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra, chẳng lẽ người vợ mà tôi luôn chờ đợi đã có chồng khi ở bên nước ngoài, vậy mối quan hệ giữa chúng tôi hiện tại là như thế nào? Chưa kịp hoàn hồn thì vợ tôi từ từ đi đến với nụ cười rạng rỡ, nhìn con trai và nói:

- Con phải gọi là bố nuôi, nếu không bố ruột con sẽ hiểu lầm đấy nhé con trai! 

- Em xin lỗi anh vì chưa kịp kể anh nghe về chuyện này. Anh ấy là đồng nghiệp của em và cũng là ân nhân của em, anh đã giúp đỡ em rất nhiều khi mẹ con em gặp khó khăn lúc ở nước ngoài. Từ lúc con trai chào đời, anh ấy đã ở bên chăm sóc và yêu thương nó như một người bố. Vì để con không tủi thân, em và anh ấy đã thống nhất với nhau để cho anh được làm bố nuôi của con trai.

Nghe được lời giải thích của vợ, tôi mới dần bình tĩnh lại và đồng thời cũng thấy hổ thẹn vì đã không thể tự tay nuôi nấng con trai suốt mấy năm qua. Nhưng với người đàn ông trước mặt, tôi cũng thực sự biết ơn anh.

- Cảm ơn anh vì đã giúp đỡ vợ con tôi lúc tôi không thể ở bên chăm sóc. Bây giờ thì tôi đã ở đây và tôi sẽ bù đắp cho vợ và con trai của mình. Nếu anh cần tôi trả ơn gì thì hãy cho tôi biết nhé! Tôi luôn sẵn sàng!

Người đàn ông lắc đầu rồi nở nụ cười vui vẻ, sau đó ngỏ ý rời đi để trả lại cho gia đình tôi không gian bên nhau. Lòng tôi lúc này vừa hạnh phúc, cũng thầm tự nhủ rằng sẽ trở thành một người cha tốt, như vậy thì mới có thể khoả lấp được những thiếu thốn tình yêu thương của con trai trước đây.

Tâm sự từ độc giả [email protected]

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ Carl Jung đã nói: "Mối quan hệ giữa mẹ và con chỉ sự hòa nhập và bao hàm sự thân mật; mối quan hệ giữa cha và con chỉ sự xa cách và bao hàm các quy tắc".

Dù cha và mẹ yêu con theo cách riêng. Nhưng tình cha như núi, tình mẹ như biển, núi không nói nhưng kiên cường chính trực, biển có tiếng nhưng độ lượng bao la, cha mẹ bổ sung cho nhau trong giáo dục gia đình, cứng rắn mềm dẻo, một gia đình sẽ được cân bằng, điều này có lợi hơn cho sự phát triển của trẻ em.

Vậy nên, vai trò của người bố và người mẹ trong quá trình trưởng thành của con cái đều rất quan trọng và không thể thay thế lẫn nhau. Người bố thường có xu hướng đóng vai trò trong việc cung cấp môi trường an toàn và ổn định, giúp con cái phát triển kỹ năng xã hội, độc lập và hình thành bộ giá trị và chuẩn mực tích cực.

Trong khi đó, mẹ thường có xu hướng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự hỗ trợ tinh thần và giúp con cái phát triển các kỹ năng mềm, như kỹ năng quản lý cảm xúc. Sự khác biệt trong cách nuôi dưỡng và giáo dục của người bố và người mẹ, giúp con cái học hỏi từ cả hai phương pháp và trở thành những người toàn diện. Vì thế, mỗi ông bố bà mẹ hãy cố gắng để cho con cái của mình lớn lên trong một gia đình hoàn thiện, có sự đồng hành của cả bố và mẹ.

Dẫn đồng nghiệp về nhà ăn tối, tôi bàng hoàng phát hiện mình là người thứ ba, bí mật kinh hoàng 5 năm của vợ dần hé lộ