Nuôi con là cả một hành trình dài mà người mẹ nào cũng phải trải qua, bên cạnh niềm vui được chứng kiến con khôn lớn trưởng thành thì nỗi lo lắng khi con ốm đau bệnh tật luôn hiện hữu thường trực trong mỗi người. Chỉ một hành vi, cử chỉ nhỏ bất thường của con thôi nhưng tuyệt đối bố mẹ không nên bỏ qua, cần theo dõi sát sao, đưa đến bệnh viện khám chữa nếu cần thiết.
Câu chuyện của một bà mẹ 36 tuổi có cậu con trai tên Tiểu Nhạc ở Nam Ninh, Trung Quốc dưới đây chắc chắn sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều người về một số hành vi bất thường ở trẻ nhỏ, cụ thể là tật dập đầu liên tục và tường, gối, hay sàn nhà khi trẻ không hài lòng điều gì.
Tiểu Nhạc thường xuyên va đầu của mình vào tường
Tiểu Nhạc lên 3 tuổi là một cậu bé hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, ít khi chịu đứng yên một chỗ. Mẹ cậu bé thường xuyên phải để mắt trông chừng Tiểu Nhạc nhưng vẫn không xuể vì sự nghịch ngợm quá đà của con trai. Gần đây, cô phát hiện, con trai mình thường xuyên có những hành động biểu hiện lạ như liên tục dập đầu vào tường, vào sàn nhà mỗi khi có chuyện gì không vừa ý.
Mỗi lần như vậy, Tiểu Nhạc luôn nhìn mẹ với ánh mắt mong đợi điều gì. Vì lo sợ con sẽ bị thương nên mẹ Tiểu Nhạc vội vàng chạy đến ngăn cản, ôm chầm vào lòng xuýt xoa trán cho cậu bé. Không chỉ mẹ mà ông bà và bố cũng đều làm như vậy mỗi khi thấy cậu con trai nhỏ lặp đi lặp lại hành động như vậy. Tất cả người lớn trong gia đình đều hỏi vì sao lại dập đầu như vậy, Tiểu Nhạc chỉ lắc đầu im lặng không nói lời nào.
Hơn nữa, có vẻ như cậu bé rất hứng thú với hành vi va đầu của mình, bởi mỗi lần như vậy mẹ hoặc người nhà đều chạy đến ngăn cản Tiểu Nhạc khiến cậu bé rất thích thú.
Dù đã giám sát, ngăn cản nhiều lần nhưng Tiểu Nhạc vẫn không cải thiện được hành động kỳ lạ của mình, mẹ cậu bé lo sợ con gặp phải vấn đề về thần kinh đã ôm con đi viện khám, nhận được những giải đáp khá bất ngờ từ bác sĩ.
Nguyên nhân khiến trẻ cố tình va đầu, dập đầu vào tường, sàn nhà hay giường ngủ
Trong giáo dục mầm non đã đề cập đến khả năng điều tiết và kiểm soát cảm xúc của trẻ không được tốt như người trưởng thành, chính vì vậy khi mẹ không đáp ứng yêu cầu của trẻ, trẻ sẽ trút giận bằng cách tự làm hại mình.
Trẻ chọn cách làm như vậy cũng là để giải tỏa cảm xúc bản thân
Bác sĩ khám cho Tiểu Nhạc cho biết, thực tế trẻ con va đầu vào vật cứng là hiện tượng cực kỳ phổ biến trong cuộc sống, vì một số nguyên nhân. Có thể là do trẻ thiếu cẩn thận khi hoạt động hoặc trẻ dùng cách dập đầu, va đầu để thu hút sự chú ý của bố mẹ. Nhiều đứa trẻ ngay từ bé đã cư xử như vậy vì chưa có kỹ năng giao tiếp cơ bản, không biết biểu hiện bằng ngôn ngữ, muốn nhận được sự quan tâm của bố mẹ nhưng không biết làm như thế nào.
Trẻ chọn cách làm như vậy cũng là để giải tỏa cảm xúc bản thân. Khi một đứa trẻ hạnh phúc, trẻ có thể bày tỏ niềm hạnh phúc của mình. Nhưng đôi khi, cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực lại ảnh hưởng lớn đến tâm trí của trẻ, khiến tâm trạng trẻ thay đổi mạnh, trẻ không thể trút bỏ cảm xúc này một cách hiệu quả trong thời gian ngắn, có thể hình thành trạng thái cảm xúc căng thẳng, lúc này, trẻ sẽ giải tỏa áp lực cảm xúc bằng cách va đầu.
Một nguyên nhân khác nhiều hơn là do cha mẹ không quan tâm đầy đủ đến con gái khiến trẻ lạc lõng, thiếu tình cảm, có thể dẫn đễn các vấn đề tâm lý.
Nuôi con phải có kỷ luật tự giác, cha mẹ chính là tấm gương phản chiếu, bởi trẻ con sẽ học và bắt chước tính cách, kỷ luật từ bố mẹ chúng
Ngoài ra, nếu cơ thể của trẻ có vấn đề khó chịu trẻ cũng biểu hiện bằng cách va đầu vào tường như vậy. Ví dụ trẻ cảm thấy đau đầu, khó chịu chân tay thì có thể dập đầu vào tường, khua khoắng chân tay trên sàn nhà để làm giảm bớt các cơn đau do bệnh tật.
Bác sĩ cũng cho biết thêm, ngoài những nguyên nhân trên, trẻ có thể hành động như vậy do có nhiều năng lượng trong thời kỳ phát triển, nếu trẻ có thể tiêu hao năng lượng thông qua vui chơi, học tập... thì hiện tượng va đầu, dập đầu sẽ không xảy ra nữa.
Hành vi va đầu này khi có nguyên nhân xuất phát từ tâm lý không bình thường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển sau này của trẻ.
Với những đứa trẻ quản lý cảm xúc cá nhân kém, trẻ sẽ hay cáu gắt, giận dỗi, thích được cưng chiều, hay đổi lỗi của mình cho người khác. Nặng hơn, khi cảm xúc tiêu cực chất chứa nhiều, không được giải tỏa dẫn đến áp lực tâm ký gia tăng, có thể gây ra cảm giác chán nản, bất an... dẫn đến một số hành vi cực đoan.
Sau này, khi trưởng thành chính hạn chế này sẽ khiến trẻ khó hòa nhập với tập thể.
Làm thế nào để giúp trẻ cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc?
Khả năng quản lý cảm xúc của trẻ có thể được xác định là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cả cuộc đời trẻ. Do đó, cha mẹ phải chú ý, rèn luyện khả năng quản lý cảm xúc của con cái.
- Nuôi con phải có kỷ luật tự giác, cha mẹ chính là tấm gương phản chiếu, bởi trẻ con sẽ học và bắt chước tính cách, kỷ luật từ bố mẹ chúng. Nếu bố mẹ nuông chiều cảm xúc của con thái quá, con cái ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến thói quen và tính cách sau này.
- Bố mẹ giúp con nhận biết và hiểu về cảm xúc. Trẻ con thể hiểu sai cảm xúc của chính mình nên cha mẹ phải dạy cho con điều đó là gì, đúng hay sai, từ đó hướng dẫn trẻ tìm cách giải tỏa cảm xúc hợp lý hơn. Ví dụ, nếu trẻ rất tức giận, cha mẹ cần nói cho trẻ biết nên bộc lộ cơn giận vào lúc nào, làm thế nào để làm dịu cơn giận, làm thế nào để giảm dần cơn giận, v.v.