Các bậc cha mẹ đều hy vọng con mình là người có chỉ số IQ cao. Nhưng làm sao để biết được con có tài năng ở phương diện nào để có thể khai phá, phát triển tiềm năng cũng như bồi dưỡng những kỹ năng khác biệt của trẻ?
Nhiều trẻ sẽ có một số hành động nghịch ngợm độc đáo khi được 2 hoặc 3 tuổi. Đối với cha mẹ, những hành vi này là sự nghịch ngợm, là những thói quen xấu và luôn cố gắng tìm cách để sửa hay thậm chí là la mắng con. Tuy nhiên, trong mắt các bác sĩ và chuyên gia nuôi dạy con cái, đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ có chỉ số IQ rất cao, cha mẹ nên vui mừng.
Dưới đây là 6 hành động nghịch ngợm của trẻ nhưng thực chất là biểu hiện của trí não rất phát triển. Cha mẹ hãy cùng xem trẻ nhà mình có những có những hành vi “kỳ lạ” nào dưới đây để giúp con phát triển tốt hơn.
Thích ném đồ
Trẻ từ độ tuổi 18 tháng đến 3 tuổi thường có xu hướng vận động nhiều hơn là ngồi im một chỗ. Do vậy, trẻ sẽ thường tiện tay ném đồ đạc lung tung.
Một số trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 3 rất hay thích ném đồ đạc. Ngay sau khi nhặt lên, các bé cứ ném xuống, điều này khiến không ít cha mẹ “phát điên”. Tuy nhiên, nếu các con có hành động này, cha mẹ nên cảm thấy vui mừng.
Các chuyên gia tâm lý trẻ em cho rằng, điều này hoàn toàn bình thường. Thật ra, sở dĩ bé hành động như thế là do bé đang nhận thức và nhận biết thế giới bằng đôi tay của mình. Khi mới sinh, các bé chỉ dùng miệng để nhận biết kích thước, kết cấu và hình dạng của đồ vật. Khi cơ thể đã phát triển, khi trẻ bắt đầu nhận thức thế giới bằng tay, trẻ bắt đầu thích ném đồ vật chứ hề không cố ý nghịch mẹ.
Việc các bé ném đồ vật không chỉ góp phần phát triển sức mạnh cánh tay, phối hợp tay mắt mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, tư duy, khả năng tập trung và quan sát của bé.
Việc các bé ném đồ vật không chỉ góp phần phát triển sức mạnh cánh tay, phối hợp tay mắt mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, tư duy, khả năng tập trung và quan sát.
Ngậm tay
Với những trẻ khoảng 3-4 tháng tuổi trở lên thì có thói quen yêu thích là đưa ngón tay lên ngậm, có khi cho cả ngón chân vào miệng. Mẹ không cần lo lắng quá về vấn đề phát triển nếu trẻ có thói quen này.
Nói chung, mút tay là phản xạ tự nhiên để trẻ tự làm dễ chịu bản thân cho nên mẹ hoàn toàn không nên lo lắng quá. Chỉ cần luôn lau rửa tay bé thật sạch, cắt móng tay con cẩn thận tránh bé làm tổn thương chính mình là được.
Các bé dưới 2 tuổi thường có thói quen ngậm tay, nhiều mẹ lo lắng bé sẽ nuốt phải vi khuẩn, vi rút trên tay, mỗi khi thấy trẻ ngậm tay, cha mẹ thường sẽ la con và không cho con ngậm nữa.
Thực tế, mút tay là biểu hiện bình thường trong sự phát triển tâm lý của con. Năm đầu tiên sau khi trẻ chào đời được gọi là “thời kỳ khẩu dục” (giai đoạn trẻ có sự ham gặm cắn), đây là giai đoạn cơ sở đầu tiên trong quá trình phát triển nhận thức và khám phá thế giới, học kiểm soát những hành động của cơ thể. Việc trẻ ngậm tay là dấu hiệu cho thấy sự phát triển cao của hệ giác quan và hệ vận động, đồng thời là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển.
Ngoài ra, việc bé tự tay xúc ăn cũng là một cách tự an ủi về mặt cảm xúc, có lợi cho sự phát triển nhận thức về bản thân của bé. Tuy nhiên, nếu việc ngậm tay tiếp tục xảy ra đến khi trẻ được 4 tuổi, cha mẹ cần chú ý sửa thói quen này cho con.
Việc trẻ ngậm tay là dấu hiệu cho thấy sự phát triển cao của hệ giác quan và hệ vận động, đồng thời là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển.
Không thích đi giày
Đối với các nhà thiết kế, họ tin rằng lòng bàn chân trẻ 0-10 tuổi vẫn chưa định hình, tốt nhất là đi chân trần để đôi chân được phát triển đúng cách. Nếu đi giày cả ngày, nhất là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ gây tổn thương chân.
Nếu như trời quá lạnh hoặc quá nóng thì cha mẹ mới nên cho con đi giày dép. Còn nếu cha mẹ không muốn bàn chân con tiếp xúc với mặt sàn trơn nguy hiểm thì có thể đi tất chống trơn mỏng.
Đa số trẻ nhỏ đều không thích đi tất hay đi giày, nhiều lần mang cho con, chỉ vài phút là các bé lại tìm cách mở ra. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng con mình sẽ bị cảm lạnh, nên đi giày và tất cho con hết lần này đến lần khác nhưng kết quả thường đều bị trẻ mở ra tất cả.
Về điều này, cha mẹ không cần lo lắng, việc đi chân đất không những không có hại cho con mà còn tốt cho tâm trí và sức khỏe của cả trẻ em lẫn người lớn.
Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh, đi chân trần có thể kích thích các dây thần kinh ở lòng bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất để tạo sự cân bằng trong cơ thể. Trẻ đi chân đất sẽ học được cách điều chỉnh tốc độ theo trạng thái mặt đất, nhờ đó mà tư thế đi bộ đúng hơn.
Không những thế, bàn chân của con người có vô số kinh mạch và huyệt đạo, khi đi chân đất sẽ tăng kích thích từ bàn chân giúp dẫn truyền thông tin giữa thần kinh thị giác, thần kinh xúc giác và não bộ.
Trẻ đi chân đất sẽ học được cách điều chỉnh tốc độ theo trạng thái mặt đất, nhờ đó mà tư thế đi bộ đúng hơn.
Xé giấy
Nhiều bà mẹ đã phát điên vì con cứ vơ được giấy là lại xé, dù là giấy gì, bao gồm tập sách, tranh ảnh hay thậm chí là giấy vệ sinh rồi bày bừa ra nhà.
Nhưng các nhà khoa học lại cho rằng, khi bàn tay trẻ thực hiện hoạt động xé giấy thì não bộ cũng sẽ có hoạt động phân tích tích cực. Ngoài ra, đây còn là cách “học tập” khả năng phối hợp động tác tay và mắt ở trẻ khoảng dưới tuổi, khá tương tự với hành vi ném đồ vật.
Khi cầm tờ giấy trong tay, trẻ sẽ hiểu thêm về cách cầm nắm, đồng thời phát triển não bộ khi nhìn hình dạng tờ giấy thay đổi. Sau đó là tiếng xé giấy soàn soạt kích động tai nghe và trí não.
Chính vì vậy mẹ không cần phải khó chịu khi con xé giấy. Chỉ cần mẹ chuẩn bị những tờ giấy sạch sẽ, có màu sắc khác nhau để trẻ thỏa mãn trí tưởng tượng của con. Tuy nhiên, khi trẻ chơi đùa với giấy, người lớn vẫn nên chú ý để bé không cho giấy vào miệng.
Khi cầm tờ giấy trong tay, trẻ sẽ hiểu thêm về cách cầm nắm, đồng thời phát triển não bộ khi nhìn hình dạng tờ giấy thay đổi.
Tự nói chuyện với chính mình
Một nghiên cứu đăng trên web MD cho biết, hầu hết những người thông minh thích nói chuyện một mình. Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ai đó nói với chính mình còn là một dấu hiệu thông minh trong cách giải quyết vấn đề.
Khi trẻ nói chuyện một mình, người lớn sẽ cho rằng các bé có hành động kỳ quặc. Nhưng trong thực tế, đó có thể là một dấu hiệu của kỹ năng tư duy, trí nhớ tốt và khả năng nhận thức cao hơn.
Đồng thời trong quá trình trẻ nói chuyện một mình, điều này thúc đẩy rất nhiều trí tưởng tượng và khả năng logic của bé.
Khi trẻ nói chuyện một mình đó có thể là một dấu hiệu của kỹ năng tư duy, trí nhớ tốt và khả năng nhận thức cao hơn.
Sợ người lạ
Chứng sợ người lạ là một mốc phát triển bình thường của bé. Nó xảy ra khi bé dần gắn bó với người thân, đặc biệt là bố mẹ. Vì bé thích người quen hơn, nên trước người lạ, bé có thể có cảm xúc tiêu cực như quấy khóc, hoặc im lặng, sợ sệt, xấu hổ và trốn tránh.
Biểu hiện sợ người lạ có thể rõ nét hơn khi bé được 7-10 tháng tuổi, kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn, và thường sẽ hết khi bé được 1 tuổi rưỡi tới 2 tuổi.
Thực tế, đây là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ, diễn ra càng sớm thì trẻ càng thông minh.
Việc nhận biết và không thích người lạ cho thấy bé đã có khả năng phân biệt đâu là người thân, đâu là người lạ, đó là phản ứng bình thường báo hiệu bé đã bắt đầu có khả năng tự bảo vệ mình. Khi trẻ có khả năng này, tự nhiên trẻ sẽ cảnh giác hơn với người lạ, vì vậy trẻ sẽ tỏ ra nhút nhát, rụt rè.
Việc nhận biết và không thích người lạ cho thấy bé đã có khả năng phân biệt đâu là người thân, đâu là người lạ, đó là phản ứng bình thường báo hiệu bé đã bắt đầu có khả năng tự bảo vệ mình.