Ăn dặm là một trong những cột mốc phát triển về thói quen ăn uống của trẻ trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, khi cho con ăn dặm, nhiều ông bố bà mẹ phải đối mặt với những tình huống oái oăm khi con không hợp tác.
Nhiều bé không chịu ngồi yên, hay một số bé quấy khóc và không ăn. Những lúc như thế, cha mẹ thường tìm mọi cách để ép con ăn, nhưng điều này hoàn toàn không tốt. Việc ép con ăn không những không có lợi cho thói quen ăn uống mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Thay vào đó, cha mẹ nên xác định đúng thời điểm để cho con tập ăn. Khi bé sẵn sàng, có một vài dấu hiệu giúp mẹ nhận biết được thời điểm thích hợp để đa dạng hóa thực đơn dinh dưỡng của con ngoài sữa.
Vậy khi nào cha mẹ nên tập cho con ăn dặm?
- Từ khi bé được 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày.
Do vậy, ăn dặm đúng cách là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.
Hơn nữa trong giai đoạn này, lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ được cung cấp từ nguồn sữa mẹ, do vậy ăn dặm sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết bù đắp sự thiếu hụt đó.
- .
- Từ 13-18 tháng, cha mẹ có thể cho bé tập ăn bằng thìa.
- Sau 18 tháng, nhiều bé có thể sử dụng thành thạo các dụng cụ để tập ăn.
Trẻ từ 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm.
Lợi ích của việc ăn dặm tự chỉ huy
Trong suốt quá trình tập ăn dặm cho con, bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, để mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của con, cha mẹ nên chú ý tập cho con tự ăn một mình. Việc cho trẻ tự ăn hay còn gọi là phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có thể mang đến nhiều lợi ích:
Tạo cho con hứng thú khi ăn: Trẻ được tự khám phá các loại thực phẩm khác nhau, tự cầm nắm và lựa chọn chúng. Điều này sẽ giúp bé hứng thú và vui vẻ hơn khi ăn.
Phát triển các kỹ năng: Trẻ có thể tự khám phá các mùi vị, kết cấu và sự phối hợp các loại thực phẩm khác nhau. Trẻ học được kiỹ năng nhai, và đảo trộn thức ăn trong miệng bằng lưỡi, sau đó mới nuốt.
Bằng cách xử lý thực phẩm, trẻ sử dụng các giác quan của chúng, tìm hiểu cách thức để nhận và giữ các loại thực phẩm khác nhau và khám phá các kích cỡ, hình dạng, trọng lượng khác nhau.
Trẻ không bị kén ăn: Bằng việc tự lựa chọn thực phẩm ăn được và không ăn được theo bản năng của mình, trẻ ít nghi ngờ thức ăn hơn, trẻ có thể ăn đa dạng hơn và hạn chế nguy cơ kén ăn sau này.
Giúp trẻ có dinh dưỡng tốt hơn và sức khỏe lâu dài: Với ăn dặm tự chỉ huy, trẻ được cho phép dừng ăn khi bé no và tiếp tục khi bé muốn. Điều này cũng giúp trẻ biết được khi nào chúng thèm ăn và tránh cho trẻ bị bội thực khi chúng lớn hơn.
Vậy làm thế nào để cha mẹ tập cho trẻ tự ăn?
Cha mẹ có thể thử để bé tự ăn mà không cần sự can thiệp của cha mẹ theo 2 cách sau đây:
Đặt giờ ăn cố định để hình thành thói quen
Cha mẹ nên cho con ngồi vào bàn ăn vào những thời điểm cố định để con biết rằng khi đến thời gian đó, nhiệm vụ của con là ăn uống.
Bên cạnh đó, khi cho con ăn, cha mẹ nên yêu cầu bé phải tự ngồi ăn khi ăn, không được nghịch đồ chơi, xem tivi khi ăn,... để phát triển thói quen ăn uống tốt cho con.
Chọn bộ đồ ăn phù hợp và đa dạng thức ăn bổ sung
Cha mẹ nên chuẩn bị cho con bộ dụng cụ ăn riêng, đồng thời tránh cho bé ngồi trong tư thế ngồi không đúng hay không chắc, cha mẹ nên chuẩn bị ghế ăn cho bé Cha mẹ cũng nên đa dạng hóa thức ăn bổ sung để có thể làm tăng hứng thú của bé.
Ăn dặm tự chỉ huy giúp trẻ có thể tự khám phá các mùi vị, kết cấu và sự phối hợp các loại thực phẩm khác nhau.