Với các cặp vợ chồng, con cái là điều quý giá nhất. Con cái không những là kết tinh tình yêu của cả hai mà còn là nơi để các cặp vợ chồng nương tựa lúc về già. Tuy nhiên, với những thay đổi trong tư tưởng của xã hội, ngày càng nhiều cặp vợ chồng không muốn sinh con sớm, để tận hưởng những khoảng thời gian riêng tư của vợ chồng.
Trong khi đó, nhiều người vẫn nuôi giấc mơ có được một đứa con trong đời. Ngay cả khi đã qua độ tuổi lý tưởng để mang thai, nhiều phụ nữ vẫn không từ bỏ thiên chức của mình.
Gần đây, ở Trung Quốc, một phụ nữ gây bất ngờ khi mang thai và sinh ra một bé trai ở độ tuổi 48. Khi biết được cha của đứa bé, nhiều người còn ngạc nhiên hơn. Cụ thể, một nữ y tá đã kể lại câu chuyện mà cô chứng kiến khi đang làm việc.
Nữ y tá Tiểu Lý là một hộ sinh tại một bệnh viện phụ sản. Một ngày nọ, Tiểu Lý tiếp nhận một trường hợp khá đặc biệt. Đó là một người phụ nữ khá lớn tuổi, có vẻ đã quá tuổi sinh con. Nhưng nhìn vào bụng của người phụ nữ này, có vẻ đã hơn 9 tháng.
Hỏi ra mới biết, năm nay bà đã 48 tuổi. Mang thai ở tuổi đó có vẻ không dễ dàng gì vì thấy cô ấy đi lại, đứng lên, ngồi xuống đều rất vất vả. Mà cái lạ là xung quanh không thấy chồng con gì, có một mình từ lúc chuyển dạ đến lúc vào phòng sinh.
Vì đã lớn tuổi, quá trình sinh nở của sản phụ gặp nhiều khó khăn.
Một lúc sau, bà đã có biểu hiện chuyển dạ, trông bà rất đau đớn, rõ ràng là đang phải chịu đựng rất nhiều. Nhìn thấy cảnh tượng này, Tiểu Lý đã nhanh chóng thu xếp giường bệnh cho sản phụ này rồi vội vàng đẩy vào phòng cấp cứu để chuẩn bị sinh. Nhiều người xung quanh lộ rõ vẻ tò mò và có chút thương người phụ nữ. Ở độ tuổi U50, mang thai đã khó khăn, lúc chuyển dạ cũng trải qua nhiều đau đớn nhưng lại không có ai ở bên cạnh.
Sau hơn 2 tiếng, với sự giúp đỡ của các bác sĩ và y tá, người phụ nữ lớn tuổi này sinh ra một bé trai. Thật may là hai mẹ con vẫn ổn.
Sau đó Tiểu Lý bế em bé ra cửa phòng sinh để báo tin vui cho gia đình. Mặc dù Tiểu Lý đã liên tục thông báo và gọi tên người nhà hàng chục lần nhưng vẫn không thấy ai. Một lúc sau, một ông lão từ cuối hành lang lên tiếng và tiến đến. Trông ông cụ đã gần 70 tuổi rồi, tóc bạc nhiều, da nhăn nheo, đi lại cũng không nhanh nhẹn mấy. Ông cho biết mình là cha của đứa bé.
Mặc kệ những ánh mắt dị nghị và tò mò, ông lão đang nở một nụ cười rất hạnh phúc trên môi và ôm con trai vào lòng.
Nhìn bố em bé mà thật sự cả y tá lẫn những người ngồi gần đó như chúng tôi đều phải tròn mắt ngạc nhiên. Y tá xác nhận đi xác nhận lại đến mấy lần mới dám trao em bé cho ông.
Mặc kệ những ánh mắt dị nghị và tò mò, ông lão đang nở một nụ cười rất hạnh phúc trên môi. Ông ôm con trai vào lòng, miệng không ngừng cười và gọi tên con trai.
Sau khi tìm hiểu câu chuyện, Tiểu Ly đã hiểu rõ ngọn ngành. Thì ra, ông lão năm nay 68 tuổi, vợ mất, có một người con trai đã lớn và có gia đình riêng, sống ở thành phố khác. Anh con trai này đã thuê một người giúp việc để chăm sóc bố, đó chính là người phụ nữ mới sinh kia. Cô trước đây có chồng nhưng mất sớm, chưa có con. Trong thời gian chăm sóc cho ông cụ, không ngờ cả hai đã nảy sinh tình cảm và cuối cùng dẫn đến việc mang thai.
Khi con trai ông lão về thăm nhà và biết chuyện đã rất muốn cô giúp việc bỏ đứa con đi để giữ mặt mũi cho gia đình nhưng cô nhất quyết không chịu. Cô chưa từng được làm mẹ và đây là cơ hội tuyệt vời. Ông lão cũng thực sự yêu thương cô và muốn cô sinh con ra. Cuối cùng người con trai tức giận, bỏ mặc bố và cô giúp việc, không còn chu cấp tiền bạc nữa. Hiện tại cả hai sống dựa vào đồng lương hưu ít ỏi của ông.
Hai vợ chồng dù đã ở tuổi xế chiều vẫn quyết định sinh con.
Nghe câu chuyện, cư dân mạng có người đồng cảm với người phụ nữ 48 tuổi mới được làm vợ, làm mẹ. Họ cho rằng cả cô và ông lão đều không sai, họ độc thân nên hoàn toàn có thể đến với nhau. Tuy nhiên, nhiều người khác lại cho rằng việc họ sinh con ở độ tuổi này là không nghĩ đến con, vì việc nuôi nấng đứa trẻ sẽ rất vất vả, tốn kém, đặc biệt là khi khả năng kinh tế của họ cũng chẳng vững vàng.
Theo các chuyên gia, các bà mẹ từ 40 tuổi sẽ không được khuyến khích sinh con do nguy cơ rủi ro tiềm ẩn quá lớn, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé sau này
1. Những nguy cơ cho mẹ:
Nguy cơ cho người mẹ là sẩy thai, băng huyết sau sinh, tiền sản giật, sản giật, nhau tiền đạo.
Gần 15% phụ nữ bị sảy thai dưới 35 tuổi, tỉ lệ sảy tăng lên 20% ở độ tuổi 35-37; 25% ở độ tuổi 38-40 và 40% sau 40 tuổi. Vì tỉ lệ sảy thai cao ở những phụ nữ có tuổi, cho nên số bị sảy từ 2 lần trở lên không phải là hiếm.
Người mẹ bị tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi. Người mẹ có nguy cơ bị tổn thương gan, thận, chảy máu hay co giật khi chuyển dạ. Bệnh cũng khiến thai nhi chậm phát triển, thậm chí thai bị chết lưu.
Quá trình mang thai cũng dễ khiến các bệnh mãn tính đã mắc phải trước đó (nếu có) trở nên tăng nặng. Một nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ mang thai sau 50 tuổi bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh, miễn là bạn được chăm sóc tốt trong quá trình mang thai.
2. Nguy cơ cho con:
Không chỉ người mẹ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe mà thai nhi cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định.
Đối với việc thụ thai thông thường, nguy cơ bé sinh ra chậm phát triển trí tuệ và vận động cao (do mẹ càng lớn tuổi, các nhiễm sắc thể trong trứng dễ bị dính vào nhau, gây các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards…).
Thực tế, hầu hết các trường hợp cha mẹ lớn tuổi sinh thêm con khi các con khác đã lớn đa số đều không nhận được sự ủng hộ từ các con lớn. Một khi đã quyết định sinh thêm con nhỏ, các ông bố bà mẹ cần có những “công tác” thích hợp.
1. Bàn bạc hoặc ít nhất là thông báo với con
Trước khi quyết định sinh thêm con, các bậc cha mẹ nên bàn bạc với các con về kế hoạch của mình. Hoặc ít nhất, các bậc cha mẹ nên thông báo cho các con biết về quyết định của mình để các con có thời gian để chuẩn bị tinh thần.
2. Chuẩn bị sức khỏe thật tốt
Một trong những nguyên nhân khiến các con phản đối cha mẹ lớn tuổi sinh con là vì lo lắng cho sức khỏe của cha mẹ. Các chuyên gia thường xuyên khuyến nghị rằng phụ nữ ngoài 40 không nên sinh con vì có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cả bà mẹ và con. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và để các con lớn yên tâm, các bậc phụ huynh, nhất là các bà mẹ cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt để quá trình sinh nở được diễn ra suôn sẻ.
3. Đảm bảo điều kiện kinh tế
Cha mẹ khi lớn tuổi khó có thể tuy áp lực tài chính không còn nặng nề như khi còn trẻ, nhưng về lâu dài lại nảy sinh vấn đề, bởi đến gần thời điểm nghỉ hưu và sau khi nghỉ hưu, nếu tài chính không được tích lũy đủ sẽ trở thành vấn đề rất nghiêm trọng trong việc nuôi con. Vì vậy, trước khi sinh thêm con, cha mẹ cần chuẩn bị cho mình và con một ngân sách đủ cho con trong tương lai, để bé không phải là gánh nặng của anh/chị lớn khi cha mẹ già yếu.