Bé gái 2 tháng tuổi bị xuất huyết não do mẹ không ăn rau
Vài tháng trước, bé gái hai tháng tuổi Yangyang ở Dương Sơn, Thanh Nguyên, Trung Quốc đã được gia đình đưa đến bệnh viện Qingyuan để điều trị vì chảy máu ở miệng. Qua kiểm tra thấy rằng ngoài khoang miệng, não của bé cũng có vấn đề.
Dai Rujun, Phó bác sĩ nhi khoa, Bệnh viện nhân dân Qingyuan cho biết: “Chúng tôi hỏi bố mẹ của bé trong giai đoạn ở cữ, mẹ có ăn rau xanh không? Người mẹ đã trả lời cô hạn chế không ăn rau xanh kể từ sau khi đẻ và cho con bú. Ngay lập tức, chúng tôi đã đoán bé bị thiếu vitamin K. Chúng tôi đã đưa bé đi chụp CT và rồi thấy não của bé bị xuất huyết”.
Vài ngày sau, một bé gái hai tháng tuổi khác Xin Xin (bút danh) đã được đưa đến bệnh viện vì nôn mửa. Kiểm tra thấy rằng Xinxin cũng thiếu vitamin K, và tình hình còn nghiêm trọng hơn Yangyang.
"Lý do xuất huyết não của bé gái là do thiếu vitamin K" - Dai Rujun, phó bác sĩ nhi khoa cho biết. Một số bà mẹ không ăn bất kỳ loại rau xanh nào trong quá trình ở cữ sau sinh, dẫn đến việc trẻ không đủ vitamin K và tổng hợp các yếu tố đông máu, chính điều này đã dẫn đến việc trẻ bị xuất huyết não.
"Một khi em bé bị phát hiện xuất huyết não, phản ứng đầu tiên của bác sĩ là lập tức hỏi thói quen ăn rau xanh của các bà mẹ” (Ảnh minh họa)
Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo tham gia vào quá trình sản xuất các yếu tố đông máu II, IV, IX và X trong cơ thể con người. Rau lá xanh là loại có nhiều vitamin K nhiều nhất. Trong giai đoạn trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ lại không bổ sung đủ lượng rau xanh cần thiết dẫn đến thiếu vitamin K trong sữa mẹ, điều này cũng dẫn đến các rối loạn đông máu.
Mỗi năm, có rất nhiều trường hợp thiếu vitamin K khởi phát muộn. Bệnh thường xảy ra ở 1-3 tháng tuổi, những trẻ đang bú mẹ và người mẹ không ăn rau xanh có lá.
Bác sĩ Dai Rujun cho biết, lấy một em bé khác làm ví dụ, khi mới sinh, chủ yếu là sữa công thức và sữa bột có chứa vitamin K, kết hợp với nuôi con bằng sữa mẹ, nên trẻ không thiếu Vitamin K và không hề bị xuất huyết não. Sau 30 ngày chuyển đối, chỉ bú sữa mẹ hoàn toàn, người mẹ đã không ăn rau và trái cây xanh. Tình trạng này kéo dài dẫn đến em bé đó sau đấy cũng bị thiếu vitamin K và bị xuất huyết não.
Nên ăn rau xanh giai đoạn ở cữ, cho con bú
Trong giai đoạn ở cữ, cho con bú các bà mẹ nên ăn rau lá xanh mỗi ngày. Tuy nhiên, rất nhiều người theo quan điểm xưa cũ định kiến cho rằng rau xanh lạnh và việc ăn rau xanh trong giai đoạn mới sinh sẽ khiến mẹ khó phục hồi sức lực, thêm vào đó còn khiến trẻ bị tiêu chảy vì lạnh bụng. Nhiều người cao tuổi trong gia đình đã truyền lại kinh nghiệm này cho các bà mẹ trẻ, khuyên rằng không nên ăn bất cứ loại rau xanh và trái cây nào khi mới đẻ.
Trong thực tế, điều này là sai. Các bà mẹ cho con bú không ăn rau lá xanh có thể khiến trẻ dễ bị thiếu vitamin K khởi phát muộn, có thể đe dọa đến tính mạng trong trường hợp nghiêm trọng. Rau và trái cây tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, có thể làm tăng sự thèm ăn, ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy bài tiết sữa.
Trong giai đoạn trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ lại không bổ sung đủ lượng rau xanh cần thiết dẫn đến thiếu vitamin K trong sữa mẹ, điều này cũng dẫn đến các rối loạn rối loạn đông máu. (Ảnh minh họa)
Các bà mẹ mới sinh dễ bị táo bón do thời gian ngủ dài và ít vận động. Không ăn rau và trái cây có thể không chỉ gây táo bón mà còn thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng nhất định, ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin và khoáng chất trong sữa mẹ và do đó ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
"Một khi em bé bị phát hiện xuất huyết não, phản ứng đầu tiên của bác sĩ là lập tức hỏi thói quen ăn rau xanh của các bà mẹ” – bác sĩ Dai Rujun nói.
Các bác sĩ khuyên các bà mẹ nên tôn trọng khoa học, dũng cảm phá bỏ những thói quen xấu và tiêu thụ lượng rau thích hợp mỗi ngày trong thời gian sau sinh, để tránh những di chứng có thể xảy ra do xuất huyết não.
Tất nhiên, không phải cứ mẹ không ăn rau xanh là trẻ sẽ bị xuất huyết não. Điều này còn phụ thuộc vào thể trạng riêng của từng bé, nhưng về cơ bản, trẻ thiếu vitamin K sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như như nôn mửa, khóc, co giật và khuôn mặt xấu xí.