Cô bé 14 tuổi phải uống thuốc tránh thai liên tục trong 3 năm vì căn bệnh này
Hóa ra lần đầu tiên có kinh, Tiểu Lý, 14 tuổi ở Hồ Bắc, Trung Quốc ra rất nhiều máu. Bản thân Tiểu Lý cũng có bệnh về máu, nên sau khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ yêu cầu Tiểu Lý, người bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mỗi ngày phải uống thuốc tránh thai. Loại thuốc này là để giúp cô bé có thể ngăn chảy máu nhiều trong kinh nguyệt. Vì căn bệnh khó chữa nên Tiểu Lý ốm yếu, nhanh chóng bỏ học.
Do tác dụng phụ của thuốc, Tiểu Lý từ cô bé gầy gò đã tăng cân nhanh chóng.
Ai cũng biết thuốc tránh thai là thuốc nội tiết, do đó dùng lâu ngày khiến cân nặng của Tiểu Lý tăng nhanh, đến 60kg. Do béo quá nhanh, bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật cắt lá lách cho Tiểu Lý, nhưng ca phẫu thuật không cải thiện được tình trạng mà còn khiến bệnh nặng hơn, khiến Tiểu Lý bị nhiễm viêm gan C. Tiểu Lý phải nhập viện điều trị trong một thời gian dài.
Tiền sinh hoạt của cả gia đình và tiền thuốc men của Tiểu Lý đều do một mình người bố lo liệu, còn mẹ thì đưa Tiểu Lý đi chữa bệnh. Chỉ một người kiếm tiền lo chi phí hàng ngày và tiền thuốc men, quá mệt mỏi nên bố của Tiểu Lý cũng đổ bệnh.
Mỗi ngày cô bé phải uống nửa viên thuốc tránh thai để tránh máu kinh nguyệt ra nhiều
Tuy nhiên, tình trạng của con gái không thể trì hoãn được. Để ngăn chặn kinh nguyệt, người mẹ nhất quyết cho Tiểu Lý uống một nửa viên thuốc tránh thai mỗi ngày. Dù là một người mẹ, nhìn thấy con gái mình không thể lớn lên và phát triển như một cô gái bình thường, người mẹ rất đau lòng, nhưng cũng đành chịu. Vì sức khỏe của con gái mà suy cho cùng, so với việc chảy nhiều máu thì tính mạng của cô con gái quan trọng hơn nhiều.
Để điều trị bệnh, gia đình đã tốn rất nhiều tiền thậm chí còn nợ người thân, bạn bè nhưng ông trời không buông tha, Tiểu Lý tội nghiệp còn bị chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn sản tủy, chỉ còn cách duy nhất là ghép tủy. Điều này chắc chắn còn tồi tệ hơn đối với một gia đình vốn đã bấp bênh về kinh tế. May mắn thay, thư viện tủy xương của Trung Quốc có tủy xương phù hợp với Tiểu Lý và nhiều người quan tâm cũng đã liên hệ giúp đỡ cô sau khi biết về hoàn cảnh của cô bé và Tiểu Lý đã có thể hoàn thành nó một cách suôn sẻ.
Tiểu Lý bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch?
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay còn gọi là xuất phát giảm tiểu cầu vô căn, tự miễn là tình trạng rối loạn đông máu khiến cơ thể xuất hiện các vết bầm tím hoặc chảy máu dễ dàng mà không rõ nguyên nhân. Căn bệnh này là kết quả từ những bất thường ở mức độ thấp của các tế bào giúp đông máu là tiểu cầu.
Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn là căn bệnh có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Theo, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em thường khởi phát sau một đợt nhiễm virus và có thể tự phục hồi hoàn toàn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, ở người bệnh lớn tuổi thì rối loạn thường mãn tính và việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn
Một số bệnh nhân sẽ không xuất hiện triệu chứng khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn, một số khác sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Dễ dàng xuất hiện vết bầm tím hay phát ban
- Bị xuất huyết dưới da, những nốt xuất huyết trông giống như phát ban nhưng kích thước nhỏ hoặc chỉ là những nốt nhỏ tím đỏ
- Người bệnh có thể bị chảy máu trong thời gian dài ở những chỗ bị cắt da
- Bị chảy máu cam không rõ nguyên nhân
- Thường xuyên chảy máu răng lợi và có máu trong phân hoặc nước tiểu
- Luôn cảm thấy đau đầu, mệt mỏi
Mặc dù không phải là căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn nếu cần phải đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị ngay khi có các biểu hiện sau:
- Bị chảy máu không cầm được
- Các nốt xuất huyết lan rộng và có dấu hiệu nghiêm trọng