Bé gái 8 tháng tuổi mắc “bệnh người lớn”, nguyên nhân do bà ngoại mà ra 

Chỉ vì muốn sợ chứng bệnh này của cháu gái lớn lên sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bà ngoại đã hành động sai lầm.

Một bé gái mới 8 tháng tuổi đến Bệnh viện Nhi Hà Nam (Trung Quốc) thăm khám khi bố mẹ bé cảm thấy con có những biểu hiện bị khó chịu ở vùng ngực. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phải đưa ra chẩn đoán em bé gái này bị viêm tuyến vú.

Bé gái 8 tháng tuổi mắc “bệnh người lớn”, nguyên nhân do bà ngoại mà ra  - 1

Bé gái được chẩn đoán viêm tuyến vú khi mới 8 tháng tuổi. (Ảnh minh họa)

Sự thật này khiến cả cha mẹ, người nhà và các bác sĩ không thể tin, tại sao một em bé nhỏ xíu như vậy lại có thể mắc phải chứng bệnh của… người lớn. Qua quá trình tìm hiểu, bác sĩ biết được rằng bé gái này bẩm sinh bị chứng núm vú tụt, tức phần đầu ti của núm vú bị thụt vào trong. Hầu hết tình trạng núm vú bị tụt từ khi sinh ra không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi lớn lên. 

Theo lời kể của cha mẹ bé gái, cách đây một thời gian có gửi con gái về cho bà ngoại chăm sóc. Khi cháu bé ở quê, một người họ hàng đến nhà chơi và biết được chứng núm vú tụt của bé liền mách bà ngoại cách chữa trị theo phương pháp dân gian. Cụ thể, người họ hàng này nói bà ngoại phải “bóp” phần ngực của bé gái để núm vú trở lại trạng thái như người bình thường. Nếu không, núm vú bị tụt sẽ là một vấn đề trong tương lai. 

Bé gái 8 tháng tuổi mắc “bệnh người lớn”, nguyên nhân do bà ngoại mà ra  - 3

Nguyên nhân được xác định do hành động sai lầm của bà ngoại. (Ảnh minh họa)

Thậm chí, người này còn “mách” một số quan niệm sai lầm về việc này: Con trai và con gái đều phải làm như thế này. Nếu không bé trai sẽ có vòng 1 lớn, bé gái sẽ không phát triển được vòng 1 khi dậy thì. Một số bé sẽ bị căng vú, thậm chí tiết dịch không rõ nguyên nhân, bé nào gặp trường hợp này thì cha mẹ càng phải bóp núm vú cho con. Bà ngoại cháu bé nghe vậy thì đã không tìm hiểu kỹ xem nó có khoa học mà quyết định giúp cháu gái điều trị chứng bệnh này bằng phương pháp dân gian kia. 

Theo lời kể lại của gia đình bé gái: “Sau khi bị bà ngoại dùng tay bóp phần ti ngực, cháu bé khóc thét lên vì đau đớn. Không lâu sau, ngực phải của bé gái bắt đầu sưng lên và chảy ra chất dịch màu vàng. Sau khi đưa đi khám, bác sĩ mới biết bé bị viêm tuyến vú và sẽ phải phẫu thuật dẫn lưu mủ". Biết được nguyên nhân bệnh của con gái xuất phát từ quan niệm cổ hủ và cách điều trị lạc hậu của bà ngoại, cả nhà đều rất đau lòng.

Vào 28/2/2019, Texas News cũng đưa tin một trường hợp tương tự. Sau khi sinh em bé gái, cô Liu tình cờ phát hiện núm vú của em bé bị lõm xuống nên đã nhờ những người lớn tuổi trong gia đình giúp đỡ. Bà nội của bé cho biết, trẻ nào cũng thế này, chỉ cần hàng ngày đều đặn bóp nhẹ phần ngực của trẻ thì đầu ti sẽ nhô ra.

Bé gái 8 tháng tuổi mắc “bệnh người lớn”, nguyên nhân do bà ngoại mà ra  - 4

Bệnh viêm tuyến vú ở trẻ em có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

Các thành viên trong gia đình đã liên tục thực hiện đều đặn phương pháp cổ hủ sai lầm này. Tuy nhiên, thay vì cải thiện tình trạng núm vú bị tụt, phần ngực của bé gái gặp tình trạng sưng tấy, tấy đỏ và chảy mủ. Hơn nữa, chỉ cần bé khua tay sẽ khiến bầu vú bị đau và bé liên tục quấy khóc. Như trường hợp thứ nhất, cháu bé được chẩn đoán bị viêm tuyến vú, nhưng do được điều trị kịp thời nên cháu bé nhanh chóng hồi phục và được xuất viện. Nhưng không phải em bé nào cũng may mắn như vậy...

Hành động nặn núm vú không chỉ khiến núm vú của bé bị sưng đỏ, viêm nhiễm, chảy mủ, và gây ra viêm tuyến vú, mà nghiêm trọng còn gây nhiễm trùng. Nhiều trường hợp, do bị tổn thương lâu ngày khiến phần nhũ hoa của nhiều bệnh nhi bị nhiễm trùng nặng, phải phẫu thuật cắt bỏ khiến trẻ bị khuyết một bên ngực mãi mãi.

Trong quá trình bóp đầu ti của trẻ là đang tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Vì vi khuẩn trên bàn tay của người lớn sẽ xâm nhập vào mô vú qua ống tuyến vú, nếu vú của trẻ sơ sinh bị rách nhẹ thì rất có thể trở thành “cửa” cho vi khuẩn xâm nhập.

Tại sao trẻ mắc hội chứng núm vú bị tụt?

Do yếu tố di truyền bẩm sinh

Núm vú bị tụt là tình trạng núm vú phẳng hoặc tụt sâu vào bên trong so với quầng vú, một số người có núm vú bị tụt vào trong từ khi sinh ra do yếu tố di truyền bẩm sinh. Tuy nhiên, núm vú bị tụt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nói chung là lành tính và dần dần sẽ trở nên bình thường theo sự phát triển. Nếu quá lo lắng, cha mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và xin ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không được áp dụng các phương pháp dân gian gây hại cho trẻ.

Do trang phục của trẻ

Bé gái 8 tháng tuổi mắc “bệnh người lớn”, nguyên nhân do bà ngoại mà ra  - 5

Mẹ nên đặt con nằm nghiêng để tránh chèn ép phần ngực. (Ảnh minh họa)

Phần ngực bị chèn ép, sử dụng áo lót quá sớm, sử dụng áo lót không đúng cách… đều có thể dẫn đến hội chứng này của trẻ. Trong giai đoạn sơ sinh, cha mẹ nên tránh mặc quần áo quá chật, đồng thời để trẻ nằm nghiêng hoặc nằm ngửa càng nhiều càng tốt để tránh tình trạng chèn ép vòng ngực quá lâu. Trong độ tuổi vị thành niên, cha mẹ nên hướng dẫn con mặc đồ lót đúng cách, chọn loại đồ lót có kích cỡ phù hợp, chú ý thời điểm mặc không nên quá sớm.

Hiện tượng tiết dịch ở vú của trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Đối với trẻ sơ sinh khi có hiện tượng ngực trẻ to lên, tiết nhiều chất lỏng như sữa hoặc màu vàng nhạt, thậm chí bị thâm dưới phần núm vú, tất cả đều là do sự kích thích của hormone progesterone từ mẹ. Đây là những hiện tượng sinh lý bình thường và cha mẹ không cần làm gì cả. Khi estrogen được chuyển hóa trong cơ thể em bé, nó sẽ dần biến mất sau khoảng 2 tuần. 

Nếu trẻ có vết đỏ, sưng, loét thì có khả năng con mắc bệnh viêm tuyến vú, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất một cách nhanh chóng để thăm khám. Nếu không có kiến ​​thức khoa học về việc nuôi dạy con cái mà tuân theo những quan niệm lạc hậu có thể gây ra rất nhiều tác hại khôn lường cho trẻ. Là cha mẹ, chúng ta phải biết cách phân biệt và bảo vệ con yêu bằng những kiến ​​thức nuôi dạy con khoa học nhất.

Người tắm thuê nặn sữa đầu ti cho con mới sinh, mẹ trẻ hốt hoảng nhìn lại sau 1 tháng
Theo Hạ Mây (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)