Những điều nên biết khi bé thở mạnh bụng phập phồng
Theo các bác sĩ Nhi khoa, về vấn đề bé sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng được xác định chủ yếu thông qua cách quan sát phần bụng, đếm nhịp thở, lồng ngực khi chuyển động của trẻ. Trẻ thở nhanh và mạnh có khả năng cao là trẻ bị viêm phổi. Tuy nhiên, để chắc chắn, cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa để có phán đoán chính xác nhất.
Cần phải xác định nhịp thở của bé trước khi chẩn đoán. (Ảnh minh họa)
Triệu chứng trẻ em thở mạnh được xác định bởi Tổ chức Y tế thế giới như sau:
- Đối với trẻ sơ sinh từ 0-2 tháng tuổi: từ 60 lần/ phút.
- Đối với trẻ sơ sinh từ 2 - 12 tháng tuổi: từ 50 lần/ phút.
- Đối với trẻ từ 1-5 tuổi: Từ 40 lần/ phút.
Vì thế, cha mẹ cần biết cách đếm về nhịp thở bình thường của bé chính là nhịp thở: hít vào - thở ra, không quá gắng sức. Chú ý, với những trẻ sơ sinh, cha mẹ cần phải đếm nhịp thở trong thời gian bé không quấy khóc, cần đếm liên tục trong 1 phút với đồng hồ có kim giây, không được tùy tiện đếm trong khoảng 20 giây rồi nhân lên 1 phút là không chính xác.
Trong quá trình đếm nhịp thở của các bé, cha mẹ cũng cần phải quan sát đến biểu hiện phần bụng của con. Nếu như bé dưới 12 tháng tuổi và thở mạnh trên khoảng 70 lần, phần bụng phập phồng thì khả năng cao bé bị viêm phổi nặng. Vì thế, phụ huynh nên lập tức cho con đi khám ngay tại các cơ sở uy tín.
Nguyên nhân khiến bé thở mạnh bụng phập phồng
Có khá nhiều nguyên nhân khiến các bé thở mạnh và bụng phập phồng như:
- Trường hợp bé thở nhanh, mạnh với những dấu hiệu suy giảm dần về nhịp thở, sức khỏe với các biểu hiện như da bé dần tím tái và nhịp thở không định: Trẻ có thể sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh về hô hấp, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
- Nguyên nhân khác là do hệ hô hấp của trẻ sơ sinh vẫn chưa ổn định và thường thở bằng mũi. Lúc này, trẻ đang bị tắc mũi, nghẹt mũi do nước mũi vẫn còn tồn đọng bên trong.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé thở mạnh bụng phập phồng. (Ảnh minh họa)
- Tiếp theo là do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh vẫn còn khá non yếu nên vẫn chưa kiểm soát được hơi thở của bản thân. Vì thế, thời gian này trẻ thường dễ bị cúm và khiến cho việc thở khó khăn hơn rất nhiều.
Dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ thở mạnh và bụng phập phồng
Với những trẻ sơ sinh, việc thở mạnh không thường xuyên và vẫn ăn uống, tăng cần bình thường thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ thở mạnh thường xuyên và kèm theo một số dấu hiệu dưới đây thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chẩn đoán:
- Bé bỏ bú hoặc bú kém (bé chỉ bú khoảng 1/2 lượng sữa mà bé vẫn thường hay bú hàng ngày).
- Trẻ ngủ li bì và khó đánh thức dậy.
- Bé thở khò khè: Nếu như thấy trẻ có dấu hiệu này, có thể bé đang mắc phải bệnh viêm tiểu phế quản. Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường diễn biến nặng khiến cho trẻ bị thiếu oxy do bị tắc đường thở nên cần phải được nhập viện ngay để theo dõi.
Cha mẹ cần phải theo dõi trẻ thường xuyên để có các biện pháp xử lý kịp thời. (Ảnh minh họa)
- Sốt cao: Cũng là dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh, cần phải cho bé đi khám ngay.
Đặc biệt, nếu như thấy cơ ngực của bé đang co bóp quá nhiều lần, thâm môi, da xanh và tím tái... mẹ không nên chần chừ mà nhanh đến cơ sở y tế bởi các biểu hiện này chính là khi máu trong cơ thể bé không nhận được đủ lượng oxy từ phổi. Hoặc có thể cơ thể bé đang mắc một số bệnh lý rất nghiêm trọng nào đó.