Bố đi làm về chỉ chơi với em, câu hỏi của bé lớn khiến ai cũng cay khóe mắt

Mặc dù sau đó ông bố này vẫn cố gắng bảo con gái vào lòng bố ngồi, nhưng cô bé lắc đầu từ chối. Trên mặt còn phụng phịu bất bình và không vui.

Chúng ta đều biết rằng, được nuôi lớn bằng tình yêu thương của bố mẹ trong một gia đình hạnh phúc, trẻ em sẽ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Song, để giữ cho tình cảm dành cho các con đồng đều nhau là điều cực kỳ khó nên không phải bố mẹ nào cũng biết cách cân bằng. Vì thế, thường những anh/chị lớn trong nhà luôn phải chịu thiệt thòi hơn khi một em bé ra đời.

Mới đây, một bà mẹ 2 con ở Trung Quốc đã quay một đoạn video lại cảnh tượng trong gia đình mình khiến người xem cay cay khóe mắt. Theo đó, sau một ngày làm việc vất vả về, chồng của chị đi làm về và bế bồng chơi đùa cùng con út mới được vài tháng tuổi. Anh còn không ngừng làm con cười vui thích thú. Bất ngờ, cô con gái lớn của anh liền đứng trước mặt bố hỏi nhỏ: “Bố ơi, bố có thể ôm con một cái được không?”.

Bố đi làm về chỉ chơi với em, câu hỏi của bé lớn khiến ai cũng cay khóe mắt - 1

Đi làm về, ông bố này chỉ bế đứa con nhỏ vào lòng chơi đùa cùng con.

Bố đi làm về chỉ chơi với em, câu hỏi của bé lớn khiến ai cũng cay khóe mắt - 2

Thấy vậy, con gái lớn của anh đã đến trước mặt bố hỏi nhỏ: “Bố ơi, bố có thể ôm con một cái được không?”.

Bố đi làm về chỉ chơi với em, câu hỏi của bé lớn khiến ai cũng cay khóe mắt - 3

Ông bố này đã ngay lập tức ôm con gái vào lòng. Cô bé vui sướng cười mãn nguyện.

Ban đầu, khi nghe con gái nói câu đó, người cha này sửng sốt, rồi sau đó liền giang tay ôm ngay con vào lòng. Vẻ mặt của anh mang một nét gì đó hối hận, có lẽ từ sau khi có đứa con thứ 2, anh đã ít quan tâm đến cô con gái đầu tiên của mình. Được bố ôm, cô bé rất vui vẻ, miệng cười mãn nguyện. Vậy nhưng, dường như ganh tị nên em bé cứ liên tục dùng chân đá vào người chị, đánh chị. Bị đau, bé gái đành đứng lên nhường bố lại cho em.  

Mặc dù sau đó ông bố này vẫn cố gắng bảo con gái vào lòng bố ngồi, nhưng cô bé lắc đầu từ chối. Trên mặt còn phụng phịu bất bình và không vui vì bị em chiếm mất bố của mình.

Bố đi làm về chỉ chơi với em, câu hỏi của bé lớn khiến ai cũng cay khóe mắt - 3

Bố đi làm về chỉ chơi với em, câu hỏi của bé lớn khiến ai cũng cay khóe mắt - 5

Nhưng em bé có vẻ như không thích chị lại gần bố, nên cứ liên tục đạp chân vào người chị, và đánh chị.

Bố đi làm về chỉ chơi với em, câu hỏi của bé lớn khiến ai cũng cay khóe mắt - 6

Vì thế, bé gái liền đứng lên đi ra nhường bố cho em cho dù bố gọi lại.

Bố đi làm về chỉ chơi với em, câu hỏi của bé lớn khiến ai cũng cay khóe mắt - 7

Và tuy rằng ông bố này cố gắng hết sức dỗ dành cũng không thể làm bé gái mất đi sự thất vọng và bất bình.

Trên thực tế, hình ảnh này có lẽ không quá hiếm gặp ở trong gia đình có từ 2 con trở lên nhưng rất ít cha mẹ nhận thấy. Và nếu như không có đoạn video này thì có lẽ các ông bố bà mẹ sẽ chẳng thể nào cảm nhận được sự thất vọng của con cái. Bằng chứng là người bố trong đoạn clip vẫn hết sức yêu thương con nhưng sự bất bình của cô gái nhỏ vẫn tồn tại.

Vậy làm thế nào cha mẹ có thể cân bằng tình cảm giữa hai đứa trẻ?

Theo các chuyên gia, trước hết các cha mẹ nên dành sự quan tâm và yêu thương cho cả hai đứa trẻ bằng nhau. Tuy rằng điều này rất khó để cân đo đong đếm, nhưng ít ra khi ôm em thì cũng nên ôm anh chị, khi bế em cũng không quên nắm tay đứa con lớn, và phải thường xuyên nói “bố/mẹ yêu con” với tất cả mọi đứa trẻ.

Thứ hai, thay vì không cho phép anh/chị lại gần em, thì cha mẹ hãy để các bé được chăm sóc cho nhau, chơi cùng nhau. Trong quá trình này, có thể sẽ có những va vấp, những vụng về, sai lầm nhưng nó giúp các bé lớn chấp nhận sự tồn tại của em và thích nghi với việc làm anh/chị của mình, từ đó sẽ không còn cảm thấy ghét em nữa,

Và cuối cùng, cha mẹ tuyệt đối không bao giờ được nói câu “Làm anh/chị thì phải nhường em”. Bởi dù con bao nhiêu tuổi thì con vẫn là một đứa trẻ, vì thế trong suy nghĩ của con khi nghe câu nói đó sẽ là “tại sao em không nhường mà mình lại phải là người nhường” nên sẽ càng đố kỵ, tị nạnh với em hơn. Chính vì thế, khi phải làm “trọng tài” bất đắc dĩ, cha mẹ nên xử lý một cách công bằng. Chẳng hạn như dạy các con chơi chung, hoặc thay phiên nhau chơi theo kiểu chị chơi 5 phút rồi đến em chơi 5 phút.

Con 6 tuổi ngủ một mình nhưng luôn miệng kêu có rất nhiều người, mẹ xem camera thì òa khóc