Trong những ngày lễ Tết, cha mẹ càng nên quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm của trẻ vì trẻ rất dễ gặp phải tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khiến con khó chịu không thể tận hưởng trọn vẹn ngày Tết.
Ba loại thực phẩm này mẹ nên cho trẻ ăn càng ít càng tốt, đặc biệt trong dịp Tết vì rất có hại cho lá lách và dạ dày.
Bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là hai loại thực phẩm truyền thống không thể nào thiếu trong những ngày Tết của người Việt. Tuy nhiên, chúng cũng có những cái hại nhất định đối với trẻ nhỏ, nên các bậc phụ huynh cũng nên cân nhắc khi cho bé ăn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong hai loại bánh này có chứa một lượng calo khá lớn. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ mắc các chứng đầy hơi, khó tiêu.
Vì đường ruột của trẻ vẫn chưa hoàn toàn ổn định và hoạt động rất yếu nên khó tránh khỏi những tình trạng này xảy ra.
Mặt khác, đối với những trẻ mắc chứng thừa cân béo phì thì bố mẹ cũng nên hạn chế không cho bé sử dụng hai loại thực phẩm này.
Chướng bụng, đầy hơi là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào dịp lễ Tết.
Món ăn chế biến từ măng
Các món chế biến từ măng cũng không thể thiếu trong mỗi mâm cỗ ngày Tết của các gia đình Việt. Nhưng nếu chế biến và sử dụng măng không hợp lý có thể gây nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Đối với măng tươi, các mẹ nên luộc măng tươi trên 12 giờ trước khi chế biến. Bởi trong mỗi kg măng củ có khoảng 230mg cyanide có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi dưới 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi kg.
Do đó, để tránh ngộ độc, các bà mẹ nên luộc măng thật kỹ, thay nước luộc nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng. Có thể ngâm bằng nước vôi trong, luộc bỏ vài lần tới khi nước trong rồi mới đem chế biến.
Ngoài ra, theo thống kê, trong khoảng 100g măng tươi có 32 – 38 mg độc tố axit cyanhydric (HCN). Với liều 50 - 60 mg (tức khoảng 200 mg măng) sẽ gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật ngừng thở.
Vì vậy, cha mẹ nên chú ý giới hạn sử dụng lượng măng tươi trong mỗi bữa ăn của gia đình, và hạn chế cho trẻ ăn nhiều các món ăn từ măng.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, bánh chưng, bánh tét có chứa một lượng calo khá lớn. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ mắc các chứng đầy hơi, khó tiêu.
Sầu riêng
Trái cây cũng là thực phẩm được nhiều gia đình chuẩn bị sẵn vào dịp Tết. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng phù hợp đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là những loại có tính nóng như sầu riêng.
Mặc dù sầu riêng là loại quả bổ dưỡng, còn được xem là phương thuốc chữa ho và bệnh ngoài da rất hiệu quả. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều sầu riêng vì sẽ gây nóng trong người, dễ sinh mụn nhọt.
Với hàm lượng đường cao, người bị huyết áp cao, huyết áp thấp, đường huyết cao, tim mạch không tốt, loét đường ruột, đặc biệt nên hạn chế cho trẻ ăn sầu riêng vào buổi tối vì dễ gặp biến chứng.
Vào dịp Tết, trẻ được ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, nếu ăn kèm với sầu riêng có thể gây ra tình trạng hấp thu năng lượng quá mức, từ đó dễ chướng bụng, đầy hơi.
Để giúp cha mẹ có thể chăm sóc con tốt nhất vào những ngày lễ Tết, tránh trẻ gặp phải tình trạng chướng bụng đầy hơi, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Nguyên Trưởng khoa Nội 1, bệnh viện Nhi Đồng 2 đã đưa chia sẽ những thông tin hữu ích về vấn đề này.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Bệnh việ Nhi Đồng 2.
Thưa bác sĩ, một số trẻ nhỏ thường gặp tình nhỏ thường gặp tình trạng chướng bụng đầy hơi vào dịp Tết, nguyên nhân do đâu?
Lý do thường gặp nhất của tình trạng chướng bụng đầy hơi là do sự không cân bằng các nhóm thực phẩm do các thói quen ngày Tết như :
Ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo,mứt…
Ăn quá nhiều tinh bột như bánh mì, bánh bao…
Ăn các loại thực phẩm khô có chứa nhiều gia vị như lạp xưởng, xúc xích, đồ hộp..
Sử dụng nhiều nước uống có gas như nước ngọt, nước khoáng có gas…cùng với các loại thực phẩm muối lên men.
Tiếp theo là vì bé ăn ít chất xơ như rau xanh, củ quả và các loại trái cây.
Hơn nữa, vì thói quen vui chơi trễ ngày Tết mà bé thường ăn uống khuya và rất dễ gây trào ngược cũng làm chướng bụng, đầy hơi.
Dấu hiệu nào để nhận biết trẻ đang gặp phải tình trạng này? Trẻ chướng bụng, đầy hơi lâu ngày có nguy hiểm không?
Một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị chướng bụng, đầy hơi mà cha mẹ có thể dễ dàng quan sát và phát hiện như:
- Chướng bụng, có thể căng cứng mặc dù đã ăn 2-3 tiếng trước.
- Nghe âm thanh như bụng trống khi gõ nhẹ.
- Thức ăn không tiêu hóa làm cho trẻ bị mệt, dễ cáu gắt.
- Ợ hơi hoặc xì hơi nhiều lần trong ngày.
- Bé lớn có thể than đau bụng hoặc khó chịu ở bụng.
Tất nhiên triệu chứng nào lâu ngày cũng gây ra tác hại, đầy hơi lâu ngày sẽ làm cho bé biếng ăn gây suy dinh dưỡng, trẻ tiêu hóa không tốt sẽ dễ mệt không vui. Ba mẹ nhớ cho con đi khám nếu gặp tình trạng này lâu nhé.
Những thực phẩm nào cha mẹ nên tránh cho con ăn trong dịp Tết để hạn chế việc trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa?
Tết là dịp lễ hội đặc biệt, kèm theo đó là các bữa tiệc tùng nên lượng thức ăn, nước uống cũng sẽ tăng hơn đáng kể so với ngày bình thường. Chính vì vậy, phụ huynh càng nên giám sát con trẻ kỹ hơn để tránh việc em ăn phải hoặc quá nhiều các món không tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế các loại nước uống có gas như nước ngọt vì đây là món yêu thích của trẻ.
- Hạn chế ăn nhiều 1 lúc các loại bánh mứt và kẹo.
- Hạn chế các loại thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế các thực phẩm đóng hộp, lên men, nhiều tinh bột.
Cha mẹ nên lưu ý gì để hạn chế tình trạng trẻ chướng bụng đầy hơi vào dịp Tết?
Đôi khi tình trạng chướng bụng, đầy hơi dịp Tết ở trẻ là không tránh khỏi. Vì vậy, nếu bắt gặp phải tình trạng ở trẻ, cha mẹ nên có những lưu ý cũng như sự điều chỉnh phù hợp cho con nhé.
- Giúp trẻ ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa.
- Ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm trong bữa ăn.
- Hạn chế nước có gas, kẹo mứt, đồ dầu mỡ…
- Massage bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ vừa giúp bé chống đầy hơi vừa dễ đi cầu, chống táo bón
- Tránh thức khuya, ngủ đúng giờ.