Việc trẻ con ăn cắp tiền là một chuyện cực kỳ nhạy cảm và tác động tiêu cực tới cảm xúc của người lớn. Bậc làm cha, làm mẹ nào cũng sẽ cảm thấy khó chấp nhận trước hành động đó của con. Và mỗi người sẽ có một cách xử lý khác nhau. Trên thực tế, trẻ em đôi khi còn nhỏ, chưa nhận thức đúng được vấn đề. Cách mà người lớn đối xử với trẻ sau đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hiểu và thay đổi các hành vi sai trái đó của trẻ.
Chìa khóa nằm ở cách cha mẹ đối xử với các con mình như thế nào trước những việc làm không đúng của chúng. Nếu bố mẹ hành xử đúng, con cái sẽ nhận ra lỗi lầm, chủ động sửa sai. Nhưng nếu bố mẹ hành xử không đúng, rất có thể sẽ làm cho mọi việc thêm tồi tệ, gây hậu quả xấu.
Người bố đầu tiên: Lo lắng, cáu giận, đánh đập
Sự cố này xảy ra trong một gia đình trí thức. Người bố thường áp dụng những kỷ luật nghiêm khắc để dạy dỗ con. Và rồi một hôm, anh phát hiện đã bị mất 100 NDT trong ví. Vì trong nhà không có ai khác vào thời điểm đó nên người đầu tiên mà người bố nghĩ ngay đến chính là con mình đã ăn cắp nó. Anh rất tức giận, vội vã lao đến cửa phòng con và ngay lập tức đánh con mà không cần hỏi lý do, nguyên nhân là vì sao.
Trẻ em ăn trộm tiền là một hành vi không đúng, tuy nhiên, ứng xứ như thế nào cho khéo léo để con nhận ra sai lầm và không tái phạm đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm của bố mẹ (Ảnh minh họa)
Đáng buồn là, đằng sau hành động của con có cả một câu chuyện. Đó là vì người bạn cùng lớp của con bị ung thư. Cậu bé chơi thân với người bạn đó và muốn giúp bạn mình. Để làm điều đó, cậu bé đã bí mật lén lấy trộm tiền của bố để quyên góp 100 NDT gây quỹ cùng với trường.
Đáng tiếc, người bố đã không hề hỏi tại sao con làm thế mà lập tức trút giận. Hành động thiếu kiểm soát đó đã để lại một bóng ma tâm lý khá lớn cho đứa trẻ. Sau nay khi cậu bé lớn lên, cậu bé hình thành tính cách rất keo kiệt và luôn đơn độc. Cậu bé gần như không có bạn bè.
Người bố thứ hai: Giữ thể diện cho con
Câu chuyện này cũng diễn ra trong một gia đình thương gia, giàu có. Anh là một người giao dịch với nhiều kiểu người khác nhau nên cách ứng xử cũng khéo léo, tinh tế.
Khi người bố này phát hiện ra ví của mình thiếu mất 100 NDT, anh đã không vội vàng quy kết ai là người lấy. Trong bữa ăn tối hôm đó, người bố đã vờ tham khảo ý kiến các con rằng bố bị mất tiền, theo các con, có nên báo cảnh sát không. Nghe những lời này từ bố, cậu con trai của anh đã rất sợ hãi và lẳng lặng để trả lại tiền vào ví bố vào tối hôm đó.
Hành động chê bai, đánh đập, làm con xấu hổ tột cùng của bố mẹ sau khi phạm lỗi lấy trộm tiền rất có thể sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc (Ảnh minh họa)
Bằng cách khéo léo này, anh đã giữ lại cho con chút thể diện thay vì làm bung bét lên. Sau đó, anh có hỏi vì sao con làm vậy thì cậu bé thú nhận rằng muốn mua quà sinh nhật cho bạn mình nên mới trộm tiền của bố. Hai bố con đã làm hòa và 10 năm sau, cậu bé lớn lên trở thành một người biết cách quản lý tiền bạc, cuộc sống và cả bạn bè.
Có thể thấy rằng, trẻ em sống và lớn lên trong những gia đình có quan điểm và cách hành xử khác nhau liên quan đến chuyện tiền bạc cũng sẽ hình thành những tính cách khác nhau. Do đó, là cha mẹ, bạn nên thiết lập cho con một quan niệm đúng đắn về tiền ngay từ nhỏ:
Thái độ của cha mẹ là cực kỳ quan trọng
Trước hết, cha mẹ nên có ý thức trau dồi khái niệm về tiền bạc của con cái. Họ nên cho con tự do kiểm soát tiền tiêu vặt ở độ tuổi thích hợp, để chúng có thể hiểu rõ hơn về tiền bạc.
Dạy con kiến thức tài chính
Sau khi một đứa trẻ có một số tiền tiêu vặt nhất định, nó cần học cách phân bổ nó một cách chính xác. Bố mẹ có thể chuẩn bị heo đất cho con, hướng dẫn con chia tiền tiêu vặt thành nhiều phần, phần dùng để mua đồ học tập, phần để mau đồ chơi và một phần để tiết kiệm. Điều này sẽ giúp trẻ ngay từ khi còn nhỏ hiểu rằng ngay cả khi có tiền chúng ta cũng vẫn nên phải giữ lại một phần tiết kiệm.
Trẻ em sống và lớn lên trong những gia đình có quan điểm và cách hành xử khác nhau liên quan đến chuyện tiền bạc cũng sẽ hình thành những tính cách khác nhau. Do đó, là cha mẹ, bạn nên thiết lập cho con một quan niệm đúng đắn về tiền ngay từ nhỏ (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn con có cái nhìn đúng đắn về tiền bạc
Bố mẹ nên để con cái họ thiết lập một quan điểm đúng đắn về tiền, cái nào là tiền chúng có thể tiêu và cái nào không. Chúng nên được phân biệt rõ từ thời thơ ấu. Nhà trường cũng nên cho phép trẻ em hiểu rõ hơn về cách rút tiền, kiểm soát hợp lý và không được tiêu pha bừa bãi.
Không khó để thấy cách hành xử của bố mẹ đối với con cái sau khi con ăn cắp tiền sẽ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Vì thế bố mẹ phải trang bị nhận thức tốt cho trẻ về vấn đề này, đồng thời khéo léo, tinh tế ứng xử khi xảy ra tình huống đó, tránh làm việc gây tổn thương khiến trẻ bị ám ảnh mãi về sau này.