Giai đoạn ăn dặm là cột mốc quan trọng trong hành trình nuôi con, đánh dấu bước chuyển mình từ sữa mẹ sang thức ăn bổ dưỡng. Mẹ nào cũng mong muốn con yêu lớn khỏe, hoạt bát, không biếng ăn và tăng cân đều đặn. Thậm chí, những mỹ nhân đình đám showbiz Việt, khi đã lên chức mẹ, cũng không ngoại lệ trong việc tìm kiếm bí quyết để nuôi em bé của mình phát triển toàn diện nhất.
Sau khi lấy chồng hào môn, cuộc sống làm mẹ bỉm của nữ ca sĩ, diễn viên đình đám Vbiz Minh Hằng nhận được sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ. Trên trang cá nhân, mỹ nhân 8X không ngại cập nhật thường xuyên những khoảnh khắc hạnh phúc, vui vẻ thường ngày bên con trai.
Có mẹ là ngôi sao nổi tiếng, bố là doanh nhân giàu có, bé Mỡ từ khi lọt lòng đã trở thành một trong những hot kid nhà sao Việt thu hút sự chú ý, theo dõi của CĐM. Hành trình khôn lớn, được nuôi dạy không thiếu thứ gì trong gia đình tài phiệt của bé Mỡ là điều mà nhiều đứa trẻ ao ước có được.
Nhìn những bữa ăn dặm của cậu quý tử nhà Minh Hằng, hội mẹ bỉm đã có thể đoán được “cậu cả” được chăm sóc cẩn thận, chỉn chu đến mức nào. Thực đơn ăn dặm của bé Mỡ đúng chuẩn nhà hào môn, không chỉ được chuẩn bị cầu kỳ, đẹp mắt mà còn cực kỳ bổ dưỡng, bảo sao chỉ mới 1 tuổi mà con trai Minh Hằng đã trộm vía phát triển khoẻ mạnh, là một em bé hoạt bát và vô cùng đáng yêu.
Cùng ngắm qua thực đơn ăn dặm đa dạng của bé Mỡ được gia đình chuẩn bị mỗi ngày:
Em chồng Minh Hằng hào hứng chia sẻ tên món "Vũ nữ chân dài khìa nước dừa" cho cháu trai.
Món bắp cải cuộn thịt bằm
Món chả mực
Tôm áp chảo + Khoai lang nghiền
Những lưu ý dành cho bố mẹ khi xây dựng thực đơn và cho con ăn dặm:
Thực đơn ăn dặm cho trẻ là chìa khóa để bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Để đảm bảo bé nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết, thực đơn cần đa dạng, bao gồm đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Từ chất bột đường như gạo, khoai, ngô, bún, miến, bánh mì đến chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ, các loại đậu; từ chất béo có trong dầu ăn, bơ, sữa chua cho đến vitamin và khoáng chất dồi dào từ rau củ quả, trái cây.
Bên cạnh đó, thực đơn cần được thiết kế phù hợp với độ tuổi và khả năng tiêu hóa của trẻ. Bắt đầu với những món đơn giản, dễ tiêu hóa như cháo loãng, nghiền nhuyễn, xay nhuyễn, sau đó tăng dần độ đặc, đa dạng món ăn theo từng giai đoạn, từ cháo loãng sang cháo đặc, rồi đến cơm, bún, phở,... Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách rửa sạch, nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
Phương pháp BLW (Baby-Led Weaning) cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho bé. Cho trẻ tự cầm nắm, tự xúc ăn, giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh và khả năng tự lập. Tuy nhiên, luôn giám sát trẻ trong quá trình ăn để đảm bảo an toàn là điều cần thiết.
Bố mẹ hãy nhớ rằng, không nên ép trẻ ăn. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để trẻ hứng thú với bữa ăn là điều quan trọng. Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đường, muối, gia vị, vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thay đổi thực đơn thường xuyên giúp trẻ không bị nhàm chán và hấp thu đầy đủ dinh dưỡng.
Những món ăn dặm mẹ nên hạn chế cho con ăn:
Sữa đậu nành và khoai tây chiên
Theo một cuộc khảo sát tại Trung Quốc, sữa đậu nành và khoai tây chiên là sự kết hợp hoàn hảo mà nhiều bà mẹ làm việc văn phòng thường chuẩn bị cho con.
Tuy nhiên, khoai tây chiên là món chiên chứa nhiều calo, thành phần chủ yếu là axit béo no và tinh bột, thiếu vitamin và các vi lượng khác, không thể đáp ứng nhu cầu của trẻ trong một ngày.
Trong khi, trường hợp sữa đậu nành chưa nấu chín kỹ có thể chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất khác không có lợi cho sức khỏe. Do đó, nếu uống sữa đậu nành sống, không được đun sôi kỹ hoặc kết hợp với thực phẩm nhiều calo có sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài....
Các loại đồ ăn nhẹ
Vai trò của các món ăn nhẹ khác nhau chỉ có thể là làm giảm cơn đói, hoặc giảm cảm giác thèm ăn trong một thời điểm nhất định.
Hơn nữa, các loại đồ ăn nhẹ, snack có chứa hàm lượng đường, muối, chất béo tương đối cao, không có lợi cho việc hấp thu, dễ khiến trẻ suy dinh dưỡng.
Bánh ngọt
Các món ăn như bánh kem, bánh quy, bánh socola... cũng là lựa chọn của nhiều bà mẹ, nó vừa tiện lợi lại không gây phiền hà cho trẻ khi ăn, giảm gánh nặng cho người mẹ. Hơn nữa, trẻ cũng rất thích ăn.
Tuy nhiên, những món ăn này thường chứa đường, muối, calo, chất phụ gia, trẻ ăn vào có thể khó tiêu, ăn thường xuyên còn gây ra béo phì và một số bệnh về tim mạch, mạch máu não.
Đặc biệt, thường xuyên cho trẻ ăn đồ ngọt vào buổi sáng sẽ khiến trẻ dễ bị cận thị. Các chuyên gia về mắt cho biết, đường sẽ làm mềm nhãn cầu và củng mạc mắt.
Mì ăn liền
Mọi người nên biết rằng mì ăn liền có hại cho cơ thể, nhưng vì sự tiện lợi, nhiều người vẫn ăn nó như một bữa chính. Tuy nhiên, mì gói rất ít chất dinh dưỡng, không phù hợp với trẻ.
Thêm vào đấy, mì gói chứa nhiều tinh bột, chất béo, ăn nhiều dễ khiến trẻ bị thừa cân béo phì. Trẻ ăn thường xuyên sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, thiếu hụt dinh dưỡng.