Chi hơn 1 tỷ để có con, mẹ 8X "rửa mặt bằng nước mắt" sau khi đứa trẻ ra đời

Cặp vợ chồng đã dốc hết gia sản để tới bệnh viện làm thụ tinh, nhưng không may đứa trẻ bị sinh non, tính mạng bây giờ như ngàn cân treo sợi tóc.

Kết hôn được vài năm tôi mới có con, đứa trẻ này đến với thế giới thật không hề dễ dàng gì”, anh Nhiếp Thắng Lợi (39 tuổi, đến từ huyện Khởi, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) nghẹn ngào nói khi nhận tin con anh đang đối mặt với hiểm nguy, khó giữ được mạng sống.  

Chi hơn 1 tỷ để có con, mẹ 8X amp;#34;rửa mặt bằng nước mắtamp;#34; sau khi đứa trẻ ra đời - 1

Vợ chồng anh Nhiếp đau buồn vì tình trạng con trai đang ngàn cân treo sợi tóc. 

Anh Nhiếp cho biết anh sinh ra trong một gia đình làm nông, điều kiện kinh tế chẳng mấy dư dả nên mãi tới khi bước vào độ tuổi 30 anh mới lấy vợ. Vợ anh là Trình Hiểu Quyên (33 tuổi), cả hai sống hạnh phúc bên nhau trong một ngôi nhà đơn sơ và luôn mong muốn sớm có tiếng khóc cười của con trẻ trong nhà. 

Tuy nhiên, dù đã kết hôn được 5 năm nhưng cặp vợ chồng vẫn mãi chưa có con. Tới tháng 12/2019, anh Nhiếp cùng vợ đã dốc hết gia sản để tới bệnh viện làm thụ tinh nhân tạo, nhưng không may đứa trẻ bị sinh non, tính mạng bây giờ như ngàn cân treo sợi tóc.

Chi hơn 1 tỷ để có con, mẹ 8X amp;#34;rửa mặt bằng nước mắtamp;#34; sau khi đứa trẻ ra đời - 3

Con trai của vợ chồng anh Nhiếp sinh non ở tuần 27.

Chia sẻ về hành trình tìm con, chị Trình cho biết chị đã thành công khi tiến hành làm thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, hạnh phúc chưa kéo dài được bao lâu thì vào tháng 5/2020 chị Trình bắt đầu cảm thấy khó chịu và đau bụng. Lúc đó, chị Trình mới mang thai được 5 tháng. Anh Nhiếp vội vàng đưa vợ tới bệnh viện để thăm khám thì phát hiện tình trạng thai nhi đang rất xấu, cần phải nhập viện ngay.

Tới ngày 9/6/2020, khi chị Trình mang thai ở tuần thứ 27, thai nhi bị nhiễm khuẩn trong bụng mẹ, tình trạng rất nghiêm trọng nên bác sĩ yêu cầu phải phẫu thuật khẩn cấp để mổ bắt thai. Con trai chị Trình chào đời chỉ nặng vỏn vẹn 800g, bị chẩn đoán mắc phải hội chứng suy hô hấp, ngạt thở và nhiễm trùng nên được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh ngay sau đó.

Tôi chưa kịp nhìn thấy mặt con thì các bác sĩ đã đưa con trai tôi vào phòng chăm sóc đặc biệt”, chị Trình nghẹn ngào nói. Anh Nhiếp sau đó đưa vợ về nhà nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau sinh, còn mình anh ở lại bệnh viện trông con.

Chi hơn 1 tỷ để có con, mẹ 8X amp;#34;rửa mặt bằng nước mắtamp;#34; sau khi đứa trẻ ra đời - 4

Căn nhà đơn sơ của vợ chồng anh Nhiếp.

Thế nhưng làm gì có người mẹ nào có thể bình tĩnh chăm sóc cho sức khỏe của bản thân sau sinh khi con mình đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Mỗi ngày chị Trình đều phải rửa mặt bằng nước mắt.

Bác sĩ nói rằng phải ít nhất 2 tháng nữa đứa trẻ mới được xuất viện. Vào thời điểm đó, chi phí y tế đã lên tới gần 200.000 tệ (khoảng 675 triệu đồng) và số tiền này đa phần đều do vợ chồng anh Nhiếp vay mượn từ người thân, bạn bè.

Tuy nhiên, tới ngày 10/8/2020, con trai của anh Nhiếp lại được chẩn đoán bị viêm ruột hoại tử, buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt đi một phần ruột. Lần này, con trai anh Nhiếp phải sử dụng tới máy thở và thuốc để duy trì sự sống, nhưng vẫn không biết đứa trẻ có vượt qua được giai đoạn này không.

Chi hơn 1 tỷ để có con, mẹ 8X amp;#34;rửa mặt bằng nước mắtamp;#34; sau khi đứa trẻ ra đời - 5

Mỗi ngày chị Trình đều phải rửa mặt bằng nước mắt khi con trai đang phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. 

Hiện tại, kể cả hành trình thụ tinh để có con, hai vợ chồng đã tiêu hết hơn 400.000 tệ (khoảng 1,35 tỷ đồng), trung bình mỗi ngày chi phí y tế cho đứa trẻ là 3.000 tệ (hơn 10 triệu đồng). Điều này khiến kinh tế của vợ chồng anh Nhiếp rơi vào tình trạng kiệt quệ, nhưng dù thế nào đi chăng nữa vợ chồng anh vẫn cố gắng hết sức mình để đổi lại tính mạng nhỏ bé của con trai.

Chúng tôi đã rất mong chờ đứa con này. Dù thế nào đi chăng nữa, tôi sẽ cố gắng hết sức để cứu nó”, chị Trình rưng rưng nước mắt.

Các nguyên nhân dọa sinh non

Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ sinh non, bao gồm:

- Đã có tiền sử sinh con sớm;

- Có cổ tử cung ngắn là nguyên nhân dọa sinh non;

- Khoảng thời gian giữa hai lần mang thai quá ngắn;

- Đã từng thực hiện phẫu thuật trên tử cung hoặc cổ tử cung;

- Một số rối loạn khi mang thai, chẳng hạn như mang đa thai hoặc chảy máu âm đạo;

- Các yếu tố về lối sống như ít vận động, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thường xuyên căng thẳng và lạm dụng chất gây nghiện (hút thuốc, uống rượu) khi mang thai.

Đi khám thai, mẹ trẻ đỏ mặt không dám nói với chồng về việc làm của nam bác sĩ
Theo Hà Phương (Dịch từ QQ) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)