Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ đều tư vấn cho các mẹ bầu biết quá trình mang thai sẽ có từ 37 đến tối đa là 42 tuần. Song, không phải mẹ bầu nào cũng lâm bồn đúng kỳ hạn, có mẹ sẽ sinh sớm hơn nhưng có mẹ sẽ sinh muộn hơn một chút. Trong trường hợp đã chạm mốc tuần 42 rồi mà em bé vẫn chịu ra, bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng cách “mổ bắt con” vì nếu để em bé ở lâu trong bụng mẹ lâu hơn sẽ dễ gặp nguy hiểm.
Thế nhưng, mới đây một bệnh viện ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã tiếp nhận một sản phụ tên là Ly Ly, cô mang thai 44 tuần rồi mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh. Đến khi mổ ổ bụng của sản phụ ra, bác sĩ suýt ngất.
Theo lời gia đình kể, Ly Ly có một thai kỳ khỏe mạnh, cô không ốm nghén hay có vấn đề khó chịu gì. Chính vì thế mà cô đã ỷ y không đi khám thai đúng định kỳ theo lời dặn dò của bác sĩ. Mặc dù bác sĩ dặn càng về cuối thai kỳ, càng phải chăm đi khám thai thì Ly Ly cho rằng bác sĩ “làm tiền”, với lại cơ thể nặng nề, đi lại khó khăn nên hầu như trong tam cá nguyệt thứ 3, thai phụ này không hề đi đến bệnh viện khám một lần nào.
Dù quá ngày dự sinh 1 tháng rồi, nhưng Ly Ly vẫn ung dung ở nhà, chưa chịu đến bệnh viện kiểm tra hay sinh con (Ảnh minh họa)
Sắp đến ngày dự sinh, chồng của Ly Ly lại phải đi công tác một tháng. Trong khoảng thời gian này, cô cũng không mảy may có ý định đến bệnh viện khám thai. Cho đến khi chồng Ly Ly trở về phát hiện vợ đã mang thai thêm 1 tháng nữa liền tức tốc đưa vợ đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ lập tức sắp xếp ca mổ.
Vừa mở tử cung của sản phụ, bác sĩ đã gần như muốn ngất xỉu vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Nước ối của bệnh nhân có màu đục, còn thai nhi đã tử vong từ lâu. Nghe tin này, Ly Ly khóc ngất: “Tại sao tôi mang thai 10 tháng mà cuối cùng con vẫn chết lưu? Tôi nghe ông bà xưa nói rằng đứa trẻ sinh sau để muộn là đứa trẻ thông minh mà. Tại sao con tôi lại chết?”. Còn chồng của Ly Ly vô cùng hối hận vì đã không đưa vợ đi khám thai kịp thời.
Bác sĩ suýt ngất vì vửa mở tử cung của sản phụ, một mùi hôi thối bốc lên nồng nặc (Ảnh minh họa)
Nhìn cảnh này, ai lại chẳng đau lòng nhưng các bác sĩ cũng chỉ biết thở dài an ủi sản phụ vì cô ấy đã quá thiếu hiểu biết bởi sinh con sau 42 tuần là cực kỳ nguy hiểm vì:
1. Nước ối không đủ
Ở tam cá nguyệt thứ 3, lượng nước ối trong cơ thể mẹ bầu sẽ suy giảm dần cho đến khi hết thời kỳ mang thai. Đồng thời, càng về cuối thai kỳ, em bé càng lớn, lượng nước ối cũng sẽ ngày càng ít đi. Sau ngày dự sinh thì chỉ còn một ít nước ối. Thiếu nước ối sẽ làm nhịp tim của em chậm lại. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển dạ sẽ khiến dây rốn bị co thắt, dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho thai nhi.
2. Sinh khó vì em bé to
Vì sinh muộn hơn so với ngày dự sinh nên em bé sẽ thuộc dạng to con nặng cân. Điều này khiến cho quá trình sinh nở kéo dài và dễ xảy ra các nguy cơ chấn thương trong khi sinh như gãy xương hoặc chấn thương thần kinh nếu sinh thường.
3. Em bé nuốt phải phân su
Ở trong bụng mẹ quá ngày, em bé có thể đi tiêu phân su ngay trong bụng mẹ, sau đó lại nuốt phải phân su vào phổi dẫn đến các biến chứng về đường hô hấp.
4. Em bé chết lưu
Do nhau thai bị lão hóa nên không thể cung cấp đủ oxy và máu cho em bé, gây ra bất lợi cho sự phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng này không được phát hiện kịp thời thì tình huống xấu nhất là thai chết lưu có thể xảy ra.
Do đó, càng về cuối thai kỳ, các mẹ bầu càng phải chăm chỉ đi khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của con. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến cử động của thai nhi. Nếu con cử động quá nhiều hoặc quá ít thì nên đến bệnh viện kiểm tra. Đừng chủ quan kẻo lại hối hận không kịp.