Chưa kịp vui mừng vì siêu âm thai khỏe mạnh, mẹ lặng người khi nhìn cận mặt con

Vì từng trải qua một lần vỡ nhau thai, sinh non nên bà mẹ này rất cẩn thận trong thai kỳ thứ 2 nhưng không ngờ một vấn đề khác lại xảy ra.

Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, mỗi lần đi siêu âm chắc hẳn đều là mỗi lần mẹ cảm thấy vừa háo hức khi được gặp con, vừa hồi hộp lo lắng xem con có khỏe mạnh hơn. Sam Squires - người dẫn chương trình nổi tiếng tại nước Úc, cũng đã có một lần siêu âm thai nhiều cảm xúc như vậy khi mang bầu bé thứ 2. 

Năm 2017, khi mang thai bé đầu lòng, Sam đã có một thai kỳ đầy bất trắc khi bị tiền sản giật, dẫn đến tình trạng vỡ nhau thai và cuối cùng em bé phải chào đời sớm ở tuần 32 sau một ca mổ khẩn cấp. 

Vì sinh non nên Immi (bé đầu lòng của Sam) chỉ nặng 1,3kg và phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt. Bé còn bị suy thận và thị lực kém. Đây là nỗi ám ảnh đối với Sam và phải mất một thời gian dài cô mới có thể nguôi ngoai về chuyện của cô con gái đầu để có thai thêm một lần nữa. 

Khi phát hiện mang thai, Sam vừa vui mừng phấn khích vừa lo lắng những gì đã xảy ra khi mang bầu Immi sẽ lặp lại. 

chua kip vui mung vi sieu am thai khoe manh, me lang nguoi khi nhin can mat con - 1

Sam lặng người khi bác sĩ siêu âm đến mặt em bé thứ 2.

Sau các cuộc thảo luận với bác sĩ, vợ chồng Sam đã thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo nguy cơ tiền sản giật xảy ra thấp nhất. Bà mẹ nổi tiếng luôn chú ý đến sự phát triển của con cũng như việc nhau thai đã ở đúng vị trí hay chưa. Vậy nhưng cô không ngờ một vấn đề khác lại được phát hiện trong lần siêu âm thai 19 tuần. 

"Lần đó, tôi đã được các bác sĩ siêu âm để đo chính xác kích thước của em bé và vị trí của nhau thai. Kết quả siêu âm cho thấy mọi thứ đều ổn và tôi đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Vậy nhưng sau đó, chuyên viên siêu âm nói rằng anh ấy muốn chụp một tấm hình khuôn mặt em bé. Sau đó, anh ấy nhìn tôi và nói "Em bé bị sứt môi". Tôi chết lặng và nghe tiếng trái tim mình tan nát", bà mẹ 2 con nhớ lại. 

Hai thai kỳ đều có vấn đề khiến cô tự dằn vặt bản thân như một bà mẹ thất bại. Cô không hiểu sao mình đã cố gắng làm mọi thứ nhưng những vấn đề vẫn xảy ra mỗi khi mang thai. 

chua kip vui mung vi sieu am thai khoe manh, me lang nguoi khi nhin can mat con - 3

Bà mẹ nổi tiếng sinh con thứ 2 ở tuần 37.

Sau đó, vợ chồng Sam được giới thiệu đến Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Hoàng gia Sydney để được tư vấn kĩ hơn về vấn đề của con. Tại đây, các bác sĩ thông báo rằng nguyên nhân gây ra hiện tượng sứt môi hở hàm ếch có liên quan đến 40 hội chứng khác nhau, và bà mẹ này cần phải là các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác.

May mắn là trong khoảng thời gian đen tối đó, Sam đã gặp được một nhóm các chuyên gia là các giáo sư y khoa và bác sĩ phẫu thuật. Sau khi chọc ối, các chuyên gia đã thông báo rằng em bé Elle không có hội chứng tiềm ẩn và khe hở ở môi của cô bé hoàn toàn là do cấu trúc và có thể phẫu thuật để chữa lành

Khi được 37 tuần, Sam quyết định cho con gái thứ 2 chào đời. Đó là một cô gái nhỏ xinh đẹp và mạnh mẽ. Hiện nay Elle mới được 6 tuần tuổi nhưng đã tỏ ra mình là một đứa trẻ hạnh phúc, đáng yêu và vui vẻ.

chua kip vui mung vi sieu am thai khoe manh, me lang nguoi khi nhin can mat con - 4

Em bé bị tật sứt môi bẩm sinh nhưng các bác sĩ cho biết sau 2-3 lần phẫu thuật, mọi chuyện sẽ ổn.

Theo các bác sĩ, cô bé sẽ phải trải qua 3 lần phẫu thuật để chỉnh lại môi. Đó là khi được hơn 4 tháng, lần phẫu thuật thứ 2 là lúc bé được 9 – 12 tháng, và sau khi đứa trẻ được 9 -12 tuổi khi mà răng trưởng thành của bé đã mọc hoàn chỉnh.

Siêu âm thai giúp tầm soát dị tật thai nhi

Siêu âm thai là phương pháp sử dụng sóng siêu âm phát qua đầu do đến các cơ quan trong cơ thể và thu về hình ảnh, giúp quan sát được các cấu trúc cũng như hoạt động của thai nhi ở trong tử cung.

Siêu âm không xâm lấn, không gây đau đớn và hiện tại chưa có nghiên cứu nào chỉ ra siêu âm gây hại cho sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Khi siêu âm thai để theo dõi sự phát triển của thai và tầm soát dị tật thì có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Tuy vậy cũng không nên quá lạm dụng, siêu âm nhiều chỉ cần siêu âm theo dõi vào các mốc quan trọng theo chỉ định của bác sĩ.

Rất nhiều dị tật bẩm sinh được phát hiện sớm bằng việc khám thai định kỳ, siêu âm thai và các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh. Phát hiện sớm dị tật từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa trẻ dị tật từ trong bụng mẹ hay chuẩn bị chăm sóc trong quá trình sinh và sau sinh tốt nhất, hạn chế tỷ lệ tử vong sau sinh do một số dị tật bẩm sinh gây ra.

Khi mang thai thì việc sàng lọc dị tật bẩm sinh được khuyến cáo cho mọi đối tượng. Tuy nhiên một số đối tượng sau có nguy cơ cao thai nhi mắc dị tật bẩm sinh thì nên làm các xét nghiệm tầm soát và siêu âm thai phát hiện dị tật bẩm sinh.

- Bà mẹ mang thai trên 35 tuổi, bố tuổi trên 55.

- Kết hôn cận huyết.

- Thai phụ có tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh hay từng sinh con dị dạng.

- Thai phụ có tiền sử sảy thai, thai lưu, sinh non chưa rõ nguyên nhân.

- Thai phụ bị nhiễm bệnh 3 tháng đầu của thai kỳ: Rubella, cảm cúm...

- Bố hoặc mẹ thường phải làm việc và sinh hoạt trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất, tiếp xúc với tia xạ.

- Bố mẹ mắc bệnh nội khoa như đái tháo đường, tăng huyết áp.

Mẹ Bình Dương mang thai phát hiện thiếu máu nặng, 17 tuần đi siêu âm điếng người nhìn kết quả
Theo Ngọc An (Dịch từ Baby) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)