Hầu hết trẻ nhỏ đều thích đồ ngọt nhưng nếu như ngày thường, sở thích này của bé được kiểm soát chặt chẽ bởi cha mẹ thì đến dịp Tết lại là nỗi lo lắng của đông đảo các bậc phụ huynh, bởi ngày Tết nhà nào cũng bày biện đầy bánh kẹo trên bàn tiệc, đi đến đâu cũng thấy bánh kẹo và người lớn cũng “nuông chiều” cho trẻ ăn đồ ngọt thoải mái hơn.
Nỗi lo của cha mẹ không phải là không có cơ sở bởi chúng ta vẫn thường nghe nói trẻ ăn nhiều đồ ngọt không hề tốt, thậm chí gây ra những tác hại khôn lường. Vậy nhưng, sự thật có phải cứ ăn đồ ngọt là không tốt? Trẻ nên ăn loại đường nào? Hay có cách nào để hạn chế trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt ngày Tết không…? Cùng trò chuyện với PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Trưởng bộ môn Nhi Đại Học Y Dược TP.HCM để hiểu hơn về vấn đề đang được rất nhiều cha mẹ quan tâm trong dịp Tết này.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Trưởng bộ môn Nhi Đại Học Y Dược TP.HCM
Cứ mỗi mùa Tết đến, bố mẹ lại lo ngay ngáy khi con ăn bánh kẹo, nước ngọt không thể kiểm soát, vì mọi người vẫn thường nghe nói khi ăn đồ ngọt quá nhiều và thường xuyên thì cơ thể trẻ có thể gặp những tác hại xấu. Bác sĩ có thể chia sẻ cụ thể về những tác hại này không?
Trước hết chúng ta cần hiểu rằng không phải cứ ăn đồ ngọt là không tốt. Thực phẩm có đường cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào, giúp trẻ duy trì các hoạt động hàng ngày nhưng đó là khi cơ thể bé được cung cấp một lượng đồ ngọt vừa phải. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu trẻ ăn đồ ngọt quá nhiều thì lại phải đối mặt với không ít nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển. Những nguy cơ dễ nhận thấy nhất đó là gây sâu răng, hạn chế trẻ hấp thu các dưỡng chất khác, tăng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về chuyển hóa (béo phì), tim mạch,…
Nếu trẻ ăn đồ ngọt quá nhiều có thể phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển. (ảnh minh họa)
Vậy nhưng đường cũng có nhiều loại, với nhiều độ ngọt mang lại các lợi - hại khác nhau cho sức khỏe của trẻ, theo bác sĩ, cha mẹ nên ưu tiên loại đường nào trong khẩu phần ăn của trẻ?
Đúng là đường có nhiều loại, phổ biến nhất là Sucrose (thường gặp nhất là đường mía tinh luyện) và đường Lactose (đường tự nhiên có trong sữa). Hai loại đường này có sự khác nhau rõ rệt nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được. Sucrose có độ ngọt gấp đôi đường Lactose, được sử dụng để tạo độ ngọt trong thực phẩm và khoa học đã chứng minh sucrose gây sâu răng cho trẻ nhiều hơn các loại đường khác.
Khi nạp quá nhiều Sucrose sẽ gây giảm khẩu vị, hạn chế trẻ hấp thu dưỡng chất, đồng thời làm cạn nguồn dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể.
Ngoài ra Sucrose gây tăng chu vi vòng 2 (béo bụng) và tăng cân nhiều hơn so với các nguồn năng lượng khác. Sucrose cũng là nguyên nhân của hiện tượng đề kháng insulin, tạo tiền đề xuất hiện bệnh lý đái tháo đường sau này.
Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế các thực phẩm bổ sung Sucrose, thay vào đó, ưu tiên bổ sung đường Lactose (đường sữa tự nhiên) cho con.
Vậy không biết những loại bánh kẹo, mứt tết, đồ ngọt, nước có ga… chứa đường mía Sucrose hay đường Lactose, thưa bác sĩ?
Loại đường trong bánh kẹo, mứt Tết, nước ngọt… đa số là đường Sucrose. Ngày Tết trẻ thường ăn vặt nhiều những thực phẩm này chính là nguyên nhân dễ khiến bé đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, bỏ bữa, thậm chí tăng nguy cơ sâu răng, béo phì sau này như tôi đã nói ở trên. Vì vậy cha mẹ nên hạn chế cho con ăn.
Loại đường trong bánh kẹo, mứt Tết, nước ngọt… đa số là đường Sucrose.
Vậy nhưng trẻ lại rất thích đồ ngọt, bác sĩ có thể mách cha mẹ cách làm thế nào để hạn chế trẻ ăn nhiều đồ ngọt ngày Tết không?
Ngày Tết thực ra có rất nhiều đồ ăn cho trẻ nhưng không phải thực phẩm nào cũng lành mạnh, thậm chí trẻ ăn uống không khoa học còn dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và thiếu hụt năng lượng, dinh dưỡng. Vì vậy, cha mẹ nên nhắc nhở con để trẻ không ăn đồ ngọt quá nhiều, nên chia bánh kẹo ra thành nhiều phần, mỗi lần chỉ cho bé ăn một lượng vừa phải.
Thêm nữa, để giúp trẻ hạn chế ăn bánh kẹo, đồ ngọt, cha mẹ nên tránh để đồ ngọt ở những nơi trẻ dễ nhìn thấy. Đồng thời cha mẹ có thể chia sẻ với con những tác hại về sức khỏe khi ăn đồ ngọt quá mức.
Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ ăn những đồ ăn lành mạnh như hoa quả tươi, các loại hạt giàu dinh dưỡng hay những lọai đồ uống dinh dưỡng chứa đường sữa tự nhiên (Lactose) để thay thế cho đồ ăn ngọt chứa đường mía (Sucrose) sẽ có lợi cho sức khỏe hơn.
Bên cạnh việc hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, vào dịp Tết trẻ thường di chuyển nhiều nơi, lịch sinh hoạt bị đảo lộn và trẻ cũng không được ăn uống điều độ như ngày bình thường, vậy làm thế nào để vẫn đảm bảo cho con nạp đầy đủ dưỡng chất, không bị thiếu hụt năng lượng thưa bác sĩ?
Cha mẹ cần ghi nhớ dù Tết đến có bận rộn thì vẫn phải đám bảo chế độ ăn uống của trẻ đủ 4 nhóm dinh dưỡng bao gồm chất đạm, đường, chất béo và vitamin & khoáng chất.
Cha mẹ nên luôn mang theo cho con những thức uống dinh dưỡng tiện lợi, gọn nhẹ để bổ sung cho bé bất cứ lúc nào cần thiết. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt ngày Tết trẻ hay ăn uống thất thường, di chuyển nhiều nên mẹ cần bổ sung thêm cho con những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau lá xanh, hoa quả, sữa chua, đồng thời luôn mang theo cho con những thức uống dinh dưỡng tiện lợi, gọn nhẹ có thể dễ dàng mang theo, để bổ sung cho bé bất cứ lúc nào cần thiết, giúp con trẻ có hệ tiêu hóa tốt, hấp thu tối ưu các dưỡng chất và có sức đề kháng khỏe để con thoải mái vui chơi dịp Tết.
Cảm ơn bác sĩ về những chia sẻ này!
Giới thiệu cùng mẹ Nan Optipro Kid hộp pha sẵn tiện lợi cho bé từ 1 tuổi trở lên! Với công thức dinh dưỡng đột phá từ Thụy Sỹ: • Nay bổ sung HMO 2’-FL giúp con HẤP THU TỐT – ĐỀ KHÁNG KHỎE • Tổ hợp các vitamin & khoáng chất thiết yếu giúp con phát triển chiều cao, trí não & thị lực (Canxi & Vitamin D; Omega 3 & Vitamin A) • Không thêm đường Sucrose (đường mía tinh luyện), chỉ dùng đường tự nhiên có trong sữa (Lactose), cho vị sữa thanh nhẹ, tốt hơn cho con Sản phẩm có hộp nhỏ 115ml & hộp lớn 180ml phù hợp cho các bé! Mẹ có thể đặt NAN OPTIPRO KID tại đây để được giao hàng nhanh miễn phí và nhận được nhiều quà tặng hấp dẫn. |