Chuyên gia mách mẹ cách ứng xử khi trẻ đòi hỏi mua đồ chơi, ăn vạ ngày Tết

Đòi hỏi bố mẹ chiều chuộng điều mình muốn là một trong những thói quen xấu của trẻ.

Chuyên gia mách mẹ cách ứng xử khi trẻ đòi hỏi mua đồ chơi, ăn vạ ngày Tết - 1

Hầu hết bố mẹ đều mong muốn con mình ngoan ngoãn, nghe lời, cư xử lịch sự. Thế nhưng một số trẻ thường thích nhiều thứ mà luôn muốn làm theo ý mình. Trong một số tình huống bố mẹ có thể đáp ứng yêu cầu của trẻ, tuy nhiên bố mẹ không nên để trẻ thích làm gì thì tùy ý, do đó việc dăn dạy và định hướng để trẻ không hình thành thói quen xấu là điều cần thiết.

Vậy bố mẹ phải từ chối những đòi hỏi của trẻ như thế nào để không làm tổn thương trẻ? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu thêm về điều này.

Chuyên gia mách mẹ cách ứng xử khi trẻ đòi hỏi mua đồ chơi, ăn vạ ngày Tết - 3

Mệt mỏi vì con thường xuyên đòi hỏi mua đồ chơi

Chị Tâm là mẹ đơn thân, hiện đang sống cùng con trai là Bo 6 tuổi tại quận 5, Tp.HCM. Chị Tâm và chồng đã ly thân nên chồng cũ và chị chia nhau thời gian chăm sóc cậu con trai, mỗi cuối tuần cậu bé sẽ được bố đón về nhà nội chơi và thăm ông bà. Mỗi lần sau khi được về thăm nội Bo được bố mua cho rất nhiều đồ chơi, và hầu như là mua tất cả những gì cậu bé thích. Chị Tâm cũng đã có ý nhắc chồng cũ nhiều lần vì điều này có thể gây nên tiền lệ xấu cho con, tuy nhiên chồng cũ chị Tâm cho rằng điều này không đáng quan tâm vì anh không gặp con thường xuyên nên không muốn làm cậu bé buồn.

Chuyên gia mách mẹ cách ứng xử khi trẻ đòi hỏi mua đồ chơi, ăn vạ ngày Tết - 4

Ảnh minh họa

Cho đến mùng 1 Tết vừa qua, cậu bé được bố đưa về nhà chúc tết ông bà, sau khi trở về cậu bé khoe với chị Tâm nhận được rất nhiều tiền lì xì, mà muốn chị Tâm mua đồ chơi mới cho mình. Tuy nhiên, chị Tâm đã từ chối vì ở nhà cậu bé vẫn còn một số món đồ chơi chưa được mở hộp. Có lẽ sự từ chối thẳng thừng của chị Tâm đã khiến cậu bé buồn phiền, tuy cậu bé không la hét hay mè nheo, mặc dù câu chuyện đã qua hai ngày nhưng cậu bé không nghe lời mẹ và tùy ý làm những gì mình thích. Điều này làm chị Tâm rất buồn lòng, không khí vui tươi ngày Tết cũng giảm đi một phần.

Chuyên gia mách mẹ cách ứng xử khi trẻ đòi hỏi mua đồ chơi, ăn vạ ngày Tết - 5

Vì sao trẻ thường hay đòi hỏi?

Hẳn rất nhiều bố mẹ từng trải qua tình huống khó xử khi trẻ đòi hỏi mua nhiều thứ như thức ăn, đồ chơi, quần áo... Trong phần lớn các trường hợp, trẻ thường mong muốn để có được nó. Điều này cũng dễ hiểu, khi mà xung quanh trẻ là rất nhiều hàng hóa, đồ chơi được quảng cáo bắt mắt.

Trẻ thường hay đòi hỏi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là chính từ bố mẹ, việc bố mẹ chiều chuộng, yêu thương con quá mức, đáp ứng hầu hết mọi yêu cầu của trẻ, về lâu dần điều này vô tình khiến trẻ hình thành tính cách đòi hỏi và phải có bằng được thứ mình muốn.

Chuyên gia mách mẹ cách ứng xử khi trẻ đòi hỏi mua đồ chơi, ăn vạ ngày Tết - 6

Việc trẻ đòi hỏi một phần xuất phát từ sự chiều chuộng của bố mẹ.

Thêm vào đó, nhiều bố mẹ hầu như không để ý đến việc trò chuyện cùng con mỗi ngày, thay vào đó là chăm chú mua đồ chơi để con tự thân vận động. Điều này làm tăng khoảng cách các mối quan hệ trong gia đình và cũng làm giảm đi giá trị đích thực của đồ chơi.

Điều quan trọng tiếp theo là trong quá trình phát triển, trẻ sẽ bắt đầu hình thành tính cách và tâm lý riêng, việc trẻ đòi hỏi điều gì đó cũng là mong muốn được khẳng định bản thân, rằng luôn có người lắng nghe và sẽ đáp ứng yêu cầu của mình. Bến cạnh đó khi trẻ được đáp ứng yêu cầu đơn giản, sẽ sẽ có những mong muốn về yêu cầu cao hơn, mỗi đòi hỏi sẽ tăng theo cấp bậc mỗi ngày. Vậy nên, cho đến khi những đòi hỏi cao của trẻ không được đáp ứng, thì sẽ dẫn đến mâu thuẩn xảy ra.

Chuyên gia mách mẹ cách ứng xử khi trẻ đòi hỏi mua đồ chơi, ăn vạ ngày Tết - 7

Nhà giáo, Chuyên gia Giáo dục Trần Đình Dũng.

Chuyên gia mách mẹ cách ứng xử khi trẻ đòi hỏi mua đồ chơi, ăn vạ ngày Tết - 8

Bố mẹ có nên nói với con rằng "không có tiền" để con thôi việc đòi hỏi?

Khi hỏi về vấn đề này Nhà giáo Trần Đình Dũng cho biết: Nội hàm của từ “đòi hỏi” khá rộng, thông thường, trẻ có thói quen đòi hỏi khi có “cơ hội” đòi hỏi. Bố mẹ nên xác nhận lại rằng trường hợp đòi hỏi này của con liệu có hợp lý, có phục vụ cho mục đích hợp lý hay chỉ vì so sánh với bạn bè “cho bằng bạn bằng bè”, đua đòi với chúng bạn lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Khi bố mẹ nói với con rằng “Bố mẹ không có tiền, nhà mình nghèo”, trẻ con không hiểu được mà nghĩ rằng bố mẹ nói dối, không tin đó là sự thật. Việc nói “Bố mẹ không có tiền, nhà mình nghèo” là một câu nói phiếm diện, vô nghĩa mà cha mẹ không nên dùng để từ chối những đòi hỏi của con.

Chuyên gia mách mẹ cách ứng xử khi trẻ đòi hỏi mua đồ chơi, ăn vạ ngày Tết - 9

Bố mẹ nên từ chối thế nào khi con đòi hỏi tiền để mua đồ chơi?

Nhà giáo Trần Đình Dũng cũng cho biết thêm: Khi trẻ đòi hỏi bố mẹ mua đồ chơi, việc mà bố mẹ nên làm là xác định món đồ chơi này có mục đích gì, có phù hợp để con vừa chơi vừa học, có độ bền phù hợp với giá tiền hay đồ chơi chỉ đáp ứng sở thích của con, có giá trị như một vật trang trí, một món đồ chơi mà bạn bè của con có? Con trẻ đòi hỏi vì người lớn chiều chuộng, người lớn nhận định việc con đòi hỏi là một sự thông minh, cá tính của con… Đây là câu chuyện của người lớn.

Đối với trẻ con đồ chơi có thể phải là đồ vừa chơi vừa học, còn người lớn thì lại coi đồ chơi chỉ là đồ chơi. Trẻ con phát triển và học thông qua việc học, nhiều món đồ chơi như lego rất phù hợp để rèn luyện tư duy của trẻ. Cha mẹ không nên từ chối khi con muốn mua một món đồ chơi phù hợp, có ích cho tư duy việc học. 

Nhiều tiền để làm gì? và cách dạy con ứng xử với tiền
Theo Hạ Mây (thoidaiplus.giadinh.net.vn)