Chưa ý thức được những nguy hiểm xung quanh mình nên trẻ nhỏ là đối tượng thường gặp phải rất nhiều tai nạn, kể cả khi bé đang ở chính trong căn nhà của mình. Vì thế, các bậc cha mẹ cần trang bị cho mình những cách sơ cứu, phòng chữa để kịp thời giúp bé thoát khỏi hậu quả nặng nề.
Chia sẻ được đưa ra từ một bác sĩ làm việc tại bệnh viện của Trung Quốc. Vị bác sĩ cho biết, cách đây vài ngày, anh tiếp nhận một bệnh nhân là bé gái 4 tuổi bị bỏng ở tay do nước sôi. Khi nhìn thấy vết thương, vị bác sĩ cảm thấy rất yên tâm vì nó đã được sơ cứu đúng cách trước khi chuyển đến viện.
Mặc gia đình phản đối, người mẹ vẫn sơ cứu cho con theo cách của mình. (Ảnh minh họa)
Khi hỏi người nhà thì được biết, mẹ cháu đã rửa ngay vết bỏng bằng nước lạnh sau khi phát hiện ra con bị bỏng. Cũng theo chia sẻ của người mẹ, khi chị thực hiện thao tác rửa vết bỏng của con bằng nước lạnh đã gặp phải sự phản đối gay gắt của tất cả mọi người trong nhà. Cả gia đình khuyên chị nên dùng phương pháp cổ xưa là dùng xì dầu. Tuy nhiên người mẹ đã không nghe theo và làm theo cách của mình.
Bác sĩ đã dành lời khen ngợi cho người mẹ và nói: Rửa ngay vết bỏng ở trẻ bằng nước lạnh có thể làm mát vùng da bị bỏng nhanh chóng và giảm đau cho bé.
Như vậy, rửa vết bỏng nhanh chóng bằng nước lạnh chính là biện pháp sơ cứu cơ bản và chính xác nhất được bác sĩ đưa ra. Ngoài ra, bác sĩ cũng lưu ý kĩ càng cách sơ cứu đúng nhất khi phát hiện trẻ bị bỏng là như sau:
Thứ nhất: Xả ngay bằng nước lạnh và không được dùng các kinh nghiệm dân gian như dùng xì dầu hay nguyên liệu nào khác. Nếu vùng bỏng bị rộng thì nên ngâm trẻ hoàn toàn trong nước lạnh và dùng kéo cắt quần áo khỏi dính vào da thịt bị bỏng. Quá trình này nên được thực hiện một cách nhanh chóng.
Sau đó cấp tốc đưa bé đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ theo dõi thêm.
Cha mẹ tuyệt đối không nên bôi bất kỳ thứ gì lên vết bỏng của con mà chỉ cần xả dưới vòi nước lạnh. (Ảnh minh họa)
Thứ hai: Nếu là bỏng nặng cần đưa gấp tới bệnh viện. Trường hợp bỏng nặng có thể làm tổn thương da - các mô bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Từ đó gây nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn là sưng phù khi bị bỏng có thể chèn ép đường thở gây nên khó thở.
Tuyệt đối không được sử dụng nước tương, kem đánh răng, lòng trắng trước, nước muối hay bôi chất khác lên vết bỏng. Việc làm này càng khiến tình trạng nhiễm trùng thêm trầm trọng mà không giúp giảm nhiệt.