Xoay quanh vấn đề về trí thông minh của trẻ, một số người thắc mắc: Thứ tự sinh có ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ không? Trẻ sinh đầu có thông minh hơn không? Nhiều người có ý kiến khác nhau về điều này nhưng các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thứ tự sinh có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Trẻ sinh ra càng sớm, càng thông minh.
Quan sát kỹ sẽ thấy rằng, những đứa trẻ đầu trong một gia đình 2 con hoặc nhiều con thường thông minh hơn các em của chúng.
Khoa học chỉ ra rằng, những đứa trẻ là con đầu trong một gia đình 2 con hoặc nhiều con thường thông minh hơn các em của chúng (Ảnh minh họa)
Nhiều người không tin vào quan niệm con đầu thông minh hơn con thứ vì dân gian thường cho rằng “con đầu thường dại hơn, không lanh lợi như đứa thứ hai”, nhưng sự thật không phải vậy. Ngay từ năm 1973, nhà khoa học nổi tiếng Belmont đã chứng minh qua các thứ nghiệm rằng: Đứa trẻ sinh ra càng sớm thì càng thông minh hơn. Vậy tại sao lại như thế?
Trẻ sinh đầu thường ở độ tuổi sinh nở tốt nhất của bố mẹ
Trong điều kiện bình thường, độ tuổi sinh đẻ tốt nhất của phụ nữ là trước 30 tuổi. Phụ nữ ngoài 30 tuổi làm mẹ là hơi lớn tuổi, sinh con sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ hơn. Những đứa trẻ sinh đầu thường được sinh ra trước khi bố mẹ 30 tuổi, tiệm cận với độ tuổi sinh đẻ tối ưu. Giai đoạn này cả bố và mẹ đều mang gen tốt, cả chất lượng tinh trùng và chất lượng trứng đều tốt nên khi ra đời IQ của trẻ sẽ thông minh hơn.
Giai đoạn cả bố và mẹ đều mang gen tốt, cả chất lượng tinh trùng và chất lượng trứng đều tốt nên khi ra đời IQ của trẻ sẽ thông minh hơn. (Ảnh minh họa)
Trẻ sinh đầu thường nhận được nhiều sự yêu thương và quan tâm của mẹ hơn
Rõ ràng, trong lần đầu làm mẹ, làm bố, các bậc phụ huynh sẽ luôn dành sự ưu tiên, chăm chút và tình cảm nhiều hơn cho con. Họ hầu như dành toàn bộ thời gian và sức lực, tình cảm và sự bận tâm cho con. Với con thứ 2, thứ 3, những cảm xúc và kinh nghiệm đã quen rồi nên sẽ không được ưu ái như vậy nữa.
Trẻ được bố mẹ quan tâm nhiều, bầu bạn nhiều tất yếu sẽ dẫn đến trí tuệ và cảm xúc tốt hơn.
Dựa trên quan điểm này, những bà mẹ sinh con thứ 2 khi đã ngoài 35 tuổi đều được tính là bà bầu tuổi cao. Với bà bầu tuổi cao sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ.
Hội chứng thai nghén nặng hơn
Nói chung, hội chứng thai nghén hiếm khi xảy ra với mẹ bầu mang thai ở độ tuổi thích hợp, lý tưởng. Toàn bộ quá trình mang thai sẽ suôn sẻ. Tuy nhiên, với phụ nữ lớn tuổi thì nguy cơ mắc hội chứng thai nghén sẽ tăng lên đáng kể, gây ảnh hưởng xấu đến thai phụ và thai nhi. Điều này cần đặc biệt lưu ý.
Tăng xác suất dị tật thai nhi và sảy thai
Bố mẹ càng lớn tuổi thì chất lượng trứng, thụ tinh càng kém, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là một nguyên nhân khiến thai nhi dễ bị dị tật. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cao tuổi cũng sẽ có nguy cơ sảy thai cao. Điều này không chỉ gây áp lực tâm lý rất lớn cho bản thân thai phụ mà còn không tốt cho thai nhi trong bụng.
Tựu chung lại, thứ tự sinh ảnh hưởng đến IQ của trẻ. Trẻ càng được sinh ra sớm, trong độ tuổi sinh sản tốt của bố mẹ thì càng có trí thông minh cao. Các bậc cha mẹ khi chuẩn bị sinh con cần phải chú ý đến điều kiện và độ tuổi của bản thân, cố gắng sinh con trong độ tuổi sinh sản tốt nhất, nếu không sẽ không tốt cho cả mẹ và bé.